Chỉ riêng năm 2010, đã có tới 58,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm vi rút. Theo đó, trung bình một ngày đã có hơn 160 nghìn máy tính bị nhiễm vi rút. Các chuyên gia an ninh mạng đánh giá, đây là con số báo động về tình hình vi rút máy tính tại Việt Nam.

Báo động đỏ về vấn nạn vi rút

Trong năm 2010, đã có 57.835 dòng vi rút xuất hiện mới, nhưng vi rút lây lan nhiều nhất lại là một dòng vi rút cũ W32.Conficker.Worm. Virus này từng “nổi đình đám” trên toàn cầu từ cuối năm 2008. Tưởng đã bị “chìm xuồng”, thế nhưng theo thống kê của công ty An ninh mạng Bkav, đã có tới 6,5 triệu lượt máy tính bị nhiễm Conficker trong năm 2010.

Các vi rút siêu đa hình (metamorphic virus) tiếp tục đứng trong top 3 những vi rút lây nhiễm nhiều nhất trong năm và là nỗi ám ảnh với người sử dụng máy tính tại Việt Nam. Với khả năng “thay hình đổi dạng” để lẩn trốn, 2 dòng vi rút Vetor và Sality đã lan truyền trên 5,9 triệu lượt máy tính.

Trong bản báo cáo tình hình vi rút máy tính cuối năm 2009, các chuyên gia an ninh mạng đã từng dự báo, “2010 sẽ là năm chứng kiến sự tăng đột biến của các chương trình diệt vi rút giả mạo”. Và trên thực tế năm 2010 đã chứng kiến sự bùng nổ lượng máy tính bị nhiễm vi rút giả mạo phần mềm diệt vi rút, lên đến 2,2 triệu lượt, gấp 8,5 lần so với con số 258.000 của năm 2009.

Dẫn dụ người sử dụng tới các website giả mạo quét vi rút trực tuyến, nhằm cài đặt mã độc lên máy tính là đặc điểm chung của các FakeAV. Nguyên nhân chính khiến rất nhiều người sử dụng tại Việt Nam đã nhiễm những loại viurs này là do thói quen dùng phần mềm trôi nổi, không có bản quyền. Với thói quen này, mặc dù đã được các chuyên gia cảnh báo từ trước, nhưng người sử dụng vẫn dễ dàng “hồn nhiên” bấm vào mọi đường link cho dù chưa rõ nó là cái gì. Đây là sơ hở chết người để các Fake AV lây nhiễm vào máy tính.

Cùng với đó, cũng đã có hơn 1,4 triệu lượt máy tính đã bị nhiễm dòng vi rút giả mạo thư mục, giả mạo file ảnh, file Word, Excel. Bằng cách sử dụng icon để ngụy trang, file thực thi của vi rút trông có vẻ giống hệt một thư mục hay một file dữ liệu dạng ảnh, file Word, file Excel…

Điều này đã dễ dàng đánh lừa cảm quan của người sử dụng, thậm chí là cả các chuyên gia có kinh nghiệm, khiến họ dễ dàng mở file vi rút và bị nhiễm mà không chút nghi ngờ. Đây cũng là lí do khiến dòng vi rút này tuy mới xuất hiện nhưng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Theo quy luật phát triển hình xoáy ốc, sự quay trở lại của loại vi rút này với hình thái mới sẽ có hành vi tinh vi hơn so với những vi rút phá hủy dữ liệu của những năm 90. Các dòng vi rút phá hủy dữ liệu mới được trang bị các kĩ thuật lây lan nhanh qua Internet, nên tốc độ phát tán hơn hẳn so với việc âm thầm lây lan của những vi rút phá hủy dữ liệu trước đây. Chính vì vậy, mức độ nguy hiểm gấp hàng nghìn lần.

Báo động tình trạng xâm nhập hệ thống, tấn công DDoS

Trong năm 2010, liên tiếp nhiều website lớn tại Việt Nam bị vi rút xâm nhập, lộ thông tin quan trọng hay bị tấn công DDoS trong thời gian qua đang là vấn đề gây lo lắng trong xã hội.

Các chuyên gia đã phát hiện một số nhóm hacker đã cài đặt vi rút xâm nhập vào các hệ thống mạng tại Việt Nam, qua đó đánh cắp thông tin bí mật nội bộ của các tổ chức. Bên cạnh đó, chúng còn kiểm soát được các website chuyên download phần mềm nhằm cài đặt vi rút vào các máy tính tải phần mềm từ các website này. Từ đó chúng có thể điều khiển mạng lưới máy tính ma - botnet - để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn tại Việt Nam.

Đây là tình trạng đáng báo động vì ngoài việc các hệ thống lớn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, còn có hàng chục nghìn máy tính trên cả nước đang bị hacker điều khiển, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Để tránh cho máy tính của mình rơi vào tầm kiểm soát của các hacker này, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, người sử dụng cần hết sức cảnh giác khi tải các phần mềm về máy tính của mình. Đồng thời, người sử dụng cũng cần cập nhật thường xuyên phần mềm diệt vi rút trên máy tính của mình để kịp thời ngăn chặn vi rút xâm nhập.

2011: Cẩn trọng với an ninh trên mạng di động

Các chuyên gia an ninh mạng dự báo, sẽ có nhiều cuộc tấn công, lừa đảo trên điện thoại di động trong năm 2011. Có thể sẽ ghi nhận những cuộc phát tán mã độc đầu tiên trên điện thoại di động, với hình thức tấn công chủ yếu dưới dạng các trojan, ẩn náu và ăn cắp thông tin cá nhân.

Rootkit sẽ là một xu hướng mới khi đã trở thành công cụ “đại chúng hóa” chứ không còn là “đặc quyền” của một số tin tặc “biết nghề” như trước. Các dòng vi rút siêu đa hình sẽ kết hợp nhiều kĩ thuật mới để tạo ra những sự lây lan dai dẳng kéo dài trong nhiều năm.

Cùng sự phổ biến của Windows 7 với khả năng đảm bảo an ninh cao và mọi quyết định thực thi quan trọng trên máy tính sẽ thuộc về người sử dụng, xu hướng vi rút đánh lừa người sử dụng bằng cảm quan sẽ phát triển mạnh. Trường hợp các vi rút giả mạo file dữ liệu (fake icon) là những biểu hiện đầu tiên và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2011.

Vi rút lợi dụng các trang download phần mềm phổ biến để phát tán, tạo ra mạng botnet, tấn công có chủ đích các mục tiêu định trước, lấy trộm các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Theo VnMedia



Bình luận

  • TTCN (7)
Khách 20-01

Hix! Rất muốn xài phần mềm bản quyền nhưng... 1$ = 20k VNĐ thì...

tranhao  91

không cần sử dụng phần mềm có bản quyền nhưng việt nam chúng ta có 1 ổ nuôi virus rất lớn đó là hê thống máy Internet công cộng và những máy tính công cộng. Chỉ cần sử dụng phần mềm free cũng tạm đủ rồi. và một phần đông người sử dụng điện thoại di động không dùng AV nào.

CDV

Chuyển hệ điều hành đi bạn đừng dùng Win nữa

Miễn phí bản quyền,chẳng sợ mọi virus chỉ có thể là Linux

Giao diên thân thiện chỉ có thể là UBUNTU

Đâu là hệ điều hành Ubuntu 10.04 đã được thêm các gói phần mềm hữu dụng hợp với người dùng bản địa Việt Nam

bộ gõ

font

chuyển đổi font sang Unicode

Chat Yahoo Skype Facebook Gtalk

Xem file office .doc và file .pdf trên trình duyệt không pahir down về mở bằng ứng dụng

Xem phim chụp và ghi hình

Xem bóng đá giải ngoại hạng anh chủ nhật trên máy tính (đang K+ độc quyên )với phần mềm P2P Sopcast

và còn nhiều ứng dụng khác

Dùng Ubuntu yên tâm với mọi virus luôn

Đây là file ubuntu có dạng là .iso dung lượng file gần 2g nên phải ghi vào đĩa DVD mới đủ

giải nén file rar ta được file iso rồi ghi đĩa bằng phần mềm nero burn nhé

Chúc các bạn thành công

http://bit.ly/fm3R5N

Các bác cần tư vấn chuyển đổi thì liên hệ với em theo mail sau:

[email protected]

các bác vào web để lấy thêm thông tin nhé

http://conduongviet.biz

Táo xanh

Linux

Mình cũng đang sử dụng Linux. Máy laptop thì cài Ubuntu. Còn máy desktop để ngoài phòng khách thì dùng Linux Mint ( khách hay bạn bè đến nhà chơi thì cứ vô tư mà vọc, chả sợ virus).Nếu như ai không có nhu cầu chơi game nhiều thì dùng Linux là rất hợp lý.

nhanaptx

cac mẫu virus chủ yếu tẩp tung vào window vi hdh nay quá phổ dụng, các hacker ko dại gì mà phát triển một mẫu  virus nhắm vào một hdh mà rất ít ngưòi sữ dụng. thử tuởng tưọng ai cũng dùng linux hết xem, lúc đó mọi chuyện sẽ khác hơn bây giờ nhiều.

CDV

Tren linux không phải là không có vius

Tất nhiên trên Ubuntu vẫn có virus nếu như bạn down các phần mềm chạy trên nó không từ nguồn cung cấp gốc của Ubuntu tuy vậy bạn cũng không sợ virus trên Ubuntu mấy bởi cơ chế gói of Ubuntu theo kiêu module và các gói được update theo định kỳ và 6 tháng có phiên bản mới . Cơ chế Ubuntu kho nhiễm virus hơn Win xp Vista 7 quan tronhg kiến trúc của Win bị lỗi từ nhân rồi nên virus lây lan rễ hơn nhiều bởi lỗi từ nhân nên có xây dụng các miến và các ứng chỉ bớt được virus lây lan qua đường ứng dụng đó còn các virus lây lan qua đường khác vẫn hoạt động bình thường Ví dụ đợt virus lây lan qua chat theo đường trình duyệt IE cài phần mềm diệt virus chặn được vẫn bị lây lan qua đường UBS.Đây chỉ là 1 ví dụ lây lan virus trên win còn nhiều hình thức lây lan lắn ví dụ như Conficker chẳng hạn vv vv.... Chúc các bạn thành công Các bác cần tư vấn chuyển đổi thì liên hệ với em theo mail sau: [email protected] Download ubuntu 10.04 thêm các ứng dụng hay dùng hàng ngày http://bit.ly/fm3R5N các bác vào web để lấy thêm thông tin nhé http://bit.ly/gIdkOl

Onepiece

:D

Xóa nguồn BKAV cẩn thận nhỉ ?