Panda Labs khép lại năm 2010 với một cái nhìn tổng quan về các vi rút đặc biệt và đáng chú ý nhất đã xuất hiện trong 12 tháng vừa qua. Trong năm 2010, Panda Labs đã nhận được hơn 20 triệu chủng malware mới.

Bộ sưu tập này không bao gồm các mối nguy hại lây lan nhanh hoặc gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng là những chủng vi rút được Panda Labs phát hiện nhiều nhất. Những chủng vi rút nằm trong “Tuyển tập vi rút 2010” bao gồm:

Người yêu quái ác của Mac

Tên gọi này được đặt bởi chương trình điều khiển từ xa với cái tên tạm là HellRaiser.A. Vi rút này chỉ hoạt động trên hệ điều hành Mac và cần sự cho phép của người dùng để cài đặt trên máy tính. Một khi đã cài đặt vào máy tính, nó có thể điều khiển hệ thống từ xa và thực thi một loạt các chức năng, bao gồm cả mở khay DVD.

Nhà hảo tâm Bredolab.Y

Ngụy trang như một tin nhắn từ Microsoft Support thông báo rằng một bản vá an ninh dành cho Outlook cần phải được cài đặt ngay lập tức. Bằng việc download, người dùng được chuyển đến một công cụ bảo mật giả mạo, thông báo rằng hệ thống của họ đã nhiểm vi rút và họ được đề nghị một giải pháp không có thực.

Nhà ngôn ngữ học của năm

MSNWorm.IE nổi lên như 1 chủng vi rút được phát tán thông qua MSN Messenger với đường dẫn dụ người dùng ào xem một bức ảnh. Vi rút này được tạo trên 18 ngôn ngữ và luôn kết thúc bằng kí hiệu mặt cười trong các ghi chú “:D”

Kẻ táo bạo nhất

Mã độc Stuxnet được thiết kế nhằm vào hệ thống SCADA, cơ sở hạ tầng quan trọng. Sâu máy tính này tạo ra một lỗ hổng ở Microsoft USB và có một mục đích duy nhất là âm thầm thao túng hạt nhân của hệ điều hành này.

Kẻ phiền phức nhất

Oscarbot.YQ là 1 dạng vi rút khi tác động lên máy tính sẽ không ngừng gửi cho bạn 1 pop-up hỏi bạn , “Are you sure you want to close the program? Yes – No?” Cho dù người dùng có tắt cửa sổ đó đi bao nhiêu lần thì nó vẫn xuất hiện trở lại và làm phiền họ.

Sâu máy tính an toàn nhất

Clippo.A, tên gọi nhắc đa số người dùng nhớ đến “Clippy”, công cụ hỗ trợ trong Microsoft Office. Đây là một trong những sâu máy tính an toàn nhất. Một khi đã xâm nhập vào máy tính, nó sẽ đặt mật khẩu cho toàn bộ các tài liệu Office. Người dùng không thể mở bất cứ tập tin nào mà không sử dụng password. Hoàn toàn không có 1 động cơ tài chính nào cho vi rút này, nhưng nó có thể được liệt vào hàng ngũ các sâu máy tính phiền phức.

Nạn nhân của khủng hoảng

Vi rút đôi khi cũng phải thích nghi với hiện trạng của nền kinh tế toàn cầu. Thông thường, hầu hết các ransomware (chương trình chuyên khóa máy tính người dùng và đòi tiền chuộc để mở khóa) đòi một khoản tiền chuộc lên đến 300 USD để mở khóa một chương trình. Tuy nhiên trong thời kì khủng hoảng, Panda Labs đã phát hiện Ransom.AB, một vi rút khóa máy tính chỉ đòi 12 USD cho một lần mở khóa.

Kẻ kinh tế nhất

Security Essentials 2010 là bản sao y hệt của một sản phẩm antivirus của Microsoft. Nó được xếp vào loại adware, nó trông như một phần mềm diệt vi rút giả mạo và gửi cảnh báo đến người dùng rằng máy tính họ đã bị nhiễm vi rút.

Do thiết kế và cảnh báo của nó trong quá thực, nên rất nhiều người dùng đã bị lừa mua giải pháp giả mạo này, biến nó trở thành 1 trong 10 vi rút đắt khách nhất năm 2010

Để khép lại Tuyển tập vi rút 2010, Panda Labs muốn điểm lại Mariposa (Butterfly) botnet như là côn trùng của năm. Nhờ sự hợp tác giữa Panda Security, Hội đồng bảo an Tây Ban Nha, FBI và Tình báo Quốc phòng, botnet đã được tháo dỡ vào tháng Ba và đã dẫn đến việc bắt giữ người tạo ra nó. Giống như một loài côn trùng thực thụ, nó ăn vào mật của máy tính của người khác và lan đến các máy khác. Tổng cộng, hơn một triệu hồ sơ tài chính đã bị đánh cắp bằng cách sử dụng botnet Mariposa.



Bình luận

  • TTCN (19)
Dương Hà

"vi rút"

Đọc bài này tôi thấy người viết dịch thật là cẩu thả.

1 bài về công nghệ mà viết từ "vi rút" thì buồn cười quá. Rồi cả đoạn "nó ăn vào mật của máy tính của người khác và lan đến các máy khác". Tôi không hiểu người viết dịch xong có đọc lại ko nữa...

steve

Bình luận bị ẩn

Tránh dả kích cá nhân
bbvc  31

Đây là VN, đối tượng đọc là người VN, vi rút phiên âm từ virus cũng chẳng có j sai, chỉ giỏi bắt bẻ mấy thứ vớ vẫn zzz

Dương Hà

hazzz

Trong 1 bài đã viết phần mềm diệt virus là "antivirus" thì nên viết vi rút là "virus" luôn. Nửa anh, nửa việt đọc mà buồn cười. Còn nói tôi bắt bẻ mấy thứ vở vẩn thì TTCN này ko nên là 1 trang báo chí nữa, mà nên là blog công nghệ thì hơn. Góp ý để cho TTCN hoàn thiện hơn, vậy thôi. Lần sau xin phép ko comment trong này nữa kẻo lại bị ném đá. Đúng là vớ vẩn thật ...

Hải Nam  30903

Những góp ý của bạn không vớ vẩn, chỉ có điều nó không chính xác mà thôi. Chữ "antivirus" giữ nguyên vì nó không được dịch phổ biến, và có thể nó là cách nói ngắn gọn hơn là "phần mềm diệt vi rút". Còn chữ "vi rút" được viết là "vi rút" vì tiếng Việt nó như thế. Bạn xem trong Luật CNTT thì "vi rút máy tính" được định nghĩa và viết thế nào http://bit.ly/bnSJmq

Dương Hà

Mật của máy tính

Vậy "Mật của máy tính" nằm ở đâu hả bạn?

Hải Nam  30903

Bạn thắc mắc về nội dung hay cách dịch? Nếu về nội dung, thì bạn gửi riêng ra chứ đừng gửi trong "trả lời". Còn về cách dịch, thì mật = nectar, honey. Gửi bạn luôn đoạn gốc:

Like a true insect, it fed on the nectar of other people’s computers, flitting from one to another… and compromised a total of 13 million computers around the world.

Bài này là được biên tập lại từ TCBC tiếng Việt của Panda, những chỗ họ dịch sai đều đã được TTCN sửa lại.

Dương Hà

Dĩ nhiền là tôi thắc mắc về lời dịch. Đã dịch thì phải dịch cho người đọc hiểu. Dịch kiểu máy móc rồi mặc người đọc hiểu sao thì hiểu có nên ko? Tôi đố bạn hiểu "Mật của máy tính" là gì. Hay là tôi mù công nghệ nên chỉ tôi ko hiểu? Và bạn gửi tôi đoạn gốc tiếng anh làm gì khi tôi đang đọc 1 bài viết tiếng việt. Có lẽ đây là lần cuối cùng tôi vào TTCN, Chúc TTCN ngày càng phát triển. Thân!

Hải Nam  30903

Chẳng có ai hiểu được mọi thứ, thậm chí những thứ không phải chuyên ngành. Bạn đọc truyện Kiều có hiểu được hết không Wink Vì vậy đừng nên trách người dịch, nhiệm vụ của họ là dịch chính xác, chứ không ai có thể dịch để mọi người cùng hiểu. Một người Anh, đọc cái bài viết tiếng Anh đó, chưa chắc họ đã hiểu hết những khái niệm trong bài.

hongquan  13
Mù chữ

Oẹ

Có thể ông không mù về công nghệ. Nhưng ngu về văn. Đối với viết lách thì việc dùng thứ này để so sánh ví von với thứ khác thì chả có gì lạ cả.

nguyen manh khiem  2

virus

theo mình thì viết virus vẫn hay hơn vì hầu hết những người biết sử dụng máy tính đều hiểu được, còn viết "vi rút" thì nghe cứ thế nào ấy.

nguyen manh khiem  2

không có tên tác giả

mà sao mình không thấy nghi nguồn bài viết và tên tác giả ở cuối bài viết nhỉ.

haphongson

lỗi nhỏ

Chỉ là một lỗi nhỏ thôi mà các bạn. Không có ai là hoàn hảo cả, và chẳng ai lại muốn nó sai hay phức tạp cả. Tìm ra lỗi thì dễ thôi. Nhưng tìm được và dịch lại một bài viết để chúng ta có thể đọc được cũng không phải dễ dàng gì. Bác Hải Nam dạo này chắc mệt đây. Chúc TTCN phát triển.

hihihihihihhihihihihih

haha

thằng cha Dương Hà này làm ở bên BKAV. nó trả thù cái vụ bkav lot vào top 10 ấy mà. nên giờ nó ngồi rình xem anh HN có sai sót gì là nó " NỔ ". còn cái chữ virut hay virus thì xin thằng Dương Hà ra hỏi vài người xem nó viết từ virus như thế nào. trăm người thì có 99 người sẽ viết là virut chứ không phải là virus. ông tưởng ai cũng hiểu biết như ông hả. ví như chữ secondhand mà dân việt hay gọi là "xi cần hen" đấy thôi. người việt dịch cho người việt đọc. miễn sao họ hiểu là được rồi. Về mà NỔ với ông QUẢNG NỔ ấy. đừng NỔ ở đây. 

hohohahaha

haha

SCCdY

MrLe

Èo

@ Duong Ha: chú ko vào thì có triệu ng` vào. Một mình chú ko vào thì TTCN cũng đâu có chết.

Hơn nữa.... Chú có chắc rằng chú hiểu hết đc TV hay ko mà bắt bẽ ng` dịch. Tự mình dịch coi ra ôn gì ko. Có ng` dịch cho nghe mà còn to mồm. Dốt TA thì chịu đi chứ làm gì mà phải cay cú thê.. Ko chuyên nghiệp tý nào. Tại sao có hàng tỷ ng` xem ko ai bắt bẽ mà mỗi mình chú. Hay ý chú là ai cũng ngu dốt nên ko bắt bẻ đc ngoại trừ chú là thông minh ????.

Bọn nc ngoài đôi khi nó đọc những cái về chuyên ngành hay chuyên môn thì cũng phải lật từ điển huống chi là ng Việt mình đọc TA.

Còn việc virus hay virut thì theo tui chả ăn nhập gì cả. Vì khi nói thì phát âm liệu có chắc 100% là S hay T ở sau ko ????

Mù chữ

Vạch lá tìm sâu à...

Thằng này chỉ giỏi vạch lá tìm sâu. Không biết người này hồi trước có được học môn Văn hay tiếng Việt không nữa. Trong viết lách việc dùng cách so sánh ví von thì có gì là sai(virus ví như côn trùng hay dữ liệu ví như mật).Vả lại tác giả cũng đã dịch đúng rồi còn gì. Tiếng Việt thì không ra gì mà bày đặt bàn luận tới tiếng tây "virus".Gớm ọe...

mèo lạ

báo thiếu nhi

Không vào đây nữa thì càng tốt.Về nhà bảo má mua báo thiếu nhi cho mà đọc.Đọc báo thiếu nhi cho nó dễ hiểu nhá.