Laptop mini là nỗi ái ngại của các "ông lớn".

Thị trường máy tính cá nhân đang tràn gập với hàng triệu thiết bị nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng và có thể kết nối Internet. Tuy nhiên, một số tập đoàn công nghệ lớn cho rằng sự “xâm lấn” này lại gậy nên những ảnh hưởng khó lường đến ngành công nghiệp máy tính.

Trong khi laptop mini (còn gọi là netbook) đang gặt hái những thành công ngoài mong đợi thì các công ty sản xuất máy tính lại lo ngại loại máy tính mới này đang đe dọa đến lợi nhuận của họ.

Netbook sử dụng bộ nhớ tích hợp, chip tiết kiệm điện năng và mục đích chính của chúng là lướt web và check mail. Giá bán thì quá rẻ, chỉ dao động 300-500 USD.

Điều đáng nói là đi tiên phong trên thị trường đang hứa hẹn tiềm năng này là Asus, Everex - hai hãng sản xuất nhỏ đến từ Đài Loan.

Nhận thấy sức ảnh hưởng của netbook, Dell, Acer đều không có ý định sẽ để mất cho những hãng đi tiên phong. Trong khi đó, HP - hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới - cũng đã tung ra thị trường máy tính lai giữa laptop và netbook - Mini-Note.

Một số hãng sản xuất lấy máy tính giá rẻ là hướng phát triển tiếp theo. Trong vài tháng tới, hứa hẹn sẽ có nhiều máy tính mini mới, còn gọi là “net-tops” - phiên bản giá rẻ của máy tính để bàn dùng để truy cập Internet.

Công ty CherryPal ở Thung lũng Silicon cho biết sẽ đánh cược với dòng máy tính mời này, cho phép thực hiện các chức năng điện toán cơ bản trong kỷ nguyên Internet. Hôm nay, CherryPal dự định sẽ khai trương “net-tops” đầu tiên có giá 300 USD chỉ nhỏ bằng tờ giấy, và sử dụng nguồn điện 2watt so với nguồn 100 watt của các PC thông thường.

Công ty này có ý định dựa vào lợi thế của xu hướng “điện toán đám mây - cloud computing”, cho phép dữ liệu được quản lý và lưu trữ trên một máy chủ từ xa thay vì máy đang sử dụng.

Các nhà phân tích công nghệ cho rằng sự xuất hiện của loại máy tính giá rẻ mới này có thể sẽ đe doạ đến các “gã khổng lồ”, như Microsoft, Intel, hay thậm chí là HP và Dell, bởi những hãng này xây dựng công ty trên quan điểm người dùng mong muốn có nhiều “sức mạnh” và nhiều chức năng hơn tích hợp trên máy tính thế hệ mới.

Một số công ty sản xuất máy tính lớn khác thì rất lạc quan với dòng máy tính giá rẻ, tỏ ra nghênh đón “thành viên” mới của thị trường. Tuy nhiên, họ cho rằng máy tính giá rẻ không thể một sớm một chiều là có thể khởi sắc bởi lãi suất của nó quá thấp.

Hiện tại mới chỉ có một số hãng bán lẻ máy tính nhảy vào thị trường, còn số khác thì đang còn lưỡng lự. Fujitsu, một trong 10 hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, cho rằng trào lưu netbook giá rẻ sẽ gây nguy hiểm cho ngày công nghiệp máy tính.

“Chúng tôi đang đứng ngoài lề không phải vì chúng tôi lười nhác. Chúng tôi sẽ vẫn đứng ngoài cho dù thị trường netbook có khởi sắc bởi một “miếng bánh” nhỏ trên thị trường này không mang lại nhiều lợi nhuận”, Paul Moore - GD bộ phận di động của Fujitsu - cho biết.

Stan Glasgow, CEO của Sony, khẳng định: “Chúng tôi không có ý định cạnh tranh với Asus”. Hiện tại, hãng này đang khảo sát nhu cầu của người dùng với chiếc máy tính thứ hai dự phòng.

Sự thành công của Asus với Eee PC 300 USD đều vượt ngoài dự đoán của cả ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm. Mục tiêu của Asus là hướng tới thị trường giáo dục hay chỉ là laptop dành cho người lớn lần đầu tiên dùng máy tính. Tuy nhiên, nhu cầu đã vượt ra ngoài phạm vi đó.

Kể từ ngày được tung ra thị trường, Eee PC luôn trong tình trạng cháy hàng, cung không đủ cầu. Hiện Asus đã bán được 350.000 máy. Trong khi đó, Everex cũng đã bán được khoảng 20.000 máy CloudBook với giá 350 USD.

Doanh số này vẫn còn là quá nhỏ so với sản lượng 271 triệu máy tính gồm cả PC và laptop bán ra năm ngoái. Tuy nhiên, không ai phủ nhận sức lan tỏa của netbook và giới phân tích cho rằng, thị trường này sẽ nhanh chóng bành trướng.

Công ty nghiên cứu thị trường IDC dự đoán thị trường netbook sẽ tăng từ 200.000 chiếc trong năm 2007 lên đến 9 triệu chiếc vào năm 2012 – là thời điểm chiếc máy tính thứ hai bắt đầu được cần đến ở các nước phát triển.

Intel dự định đến năm 2011, sản lượng thị trường netbook sẽ đạt 400 triệu chiếc mỗi năm - đó là lý do tại sao Intel nhảy vào sản xuất chip giá rẻ Intel Atom dành riêng cho netbook và net-tops. Tuy nhiên, hãng này cũng nhận thấy mối đe dọa tiềm tàng với thị trường máy tính vốn mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Microsoft dường như rất miễn cưỡng khi tham gia vào thị trường netbook. Mặc dù không còn bán hệ điều hành Windows XP nữa những Microsoft phá lệ vẫn cung cấp cho những laptop và desktop giá rẻ. Microsoft cho biết hãng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhưng những đối tác với hãng này kể rằng gã khổng lồ này rất ngượng ép bởi một phần họ không muốn để mất thị phần về tay Linux.

Theo Dân trí/New York Times


Bình luận

  • TTCN (0)