Sau ¼ thế kỷ được ứng dụng phổ biến, đĩa CD hiện đang có nguy cơ bị lãng quên dần.

Sinh nhật lần thứ 25 của sản phẩm đĩa CD diễn ra trong sự gia tăng mối hoài nghi về tương lai của những chiếc đĩa nhựa này bị chìm dần vào kỷ nguyên của những máy iPods và dịch vụ tải nội dung số bùng nổ.

Đúng vào ngày 17/8/1982, những chiếc đĩa nhựa cỡ bằng lòng bàn tay với sắc cầu vồng lấp lánh bắt đầu được đưa ra chế tạo hàng loạt tại một nhà máy gần Hanover (Đức) và ngay sau đó được mọi người biết đến với tên gọi là CD (Compact Discs).

Hãng điện tử Royal Philips Electronics của Hà Lan, là nhà sản xuất tham gia hợp tác phát triển chung sản phẩm này cùng với tập đoàn Sony của Nhật Bản cho biết, những chiếc CD đầu tiên được dùng vào việc lưu trữ bản giao hưởng Alpine Symphony của nhà soạn nhạc Richard Strauss người Đức. Kể ca bây giờ mang những chiếc đĩa này ra phát lại thì âm lượng vẫn đảm bảo rõ nét.

Ngành công nghiệp thu âm đã trở lên thịnh vượng trong thập niên 1990 cùng với xu hướng những người hâm mộ thay thế những băng cassettes lạc hậu lúc bấy giờ và cả những chiếc đĩa nhựa vinyl LPs bằng những chiếc CD, để cuối cùng thúc đẩy các nhà sản xuất cho ra đời những đĩa nhạc nổi tiếng nhất trong định dạng của đĩa CD.

Đĩa CD vẫn được thống kê là nguồn doanh thu lớn của ngành công nghiệp thu âm, mặc dù doanh số của nhóm văn hóa phẩm này đã có sự rơi tự do từ đầu thập niên này. Một phần vì sức gia tăng của những dịch vụ chia sẻ file qua mạng, ngoài ra còn do người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn ngân quỹ dư giả của họ cho những sản phẩm giải trí khác, ví dụ như đĩa quang DVD và trò chơi video.

Bởi vậy, các nhà phát triển thương hiệu âm nhạc liên tục tìm biện pháp hạ giá thành cũng như đưa ra các giải pháp khả thi nhằm vực dậy loại định dạng mà được cho là đã lạc hậu so với thời cuộc bằng những nỗ lực: thiết kế thu nhỏ kích thước, tạo khả năng di chuyển được cho đầu máy phát đĩa, hay tương thích đa kết nối để cho phép các nội dung đa phương tiện lưu trên đĩa có thể được phát trên nhiều thiết bị, trong đó có cả máy tính...

Đột phá công nghệ

Trong buổi gặp gỡ với phóng viên của hãng tin AP tại nhà bảo tàng của Philips ở Eindhoven, Pieter Kramer, trưởng nhóm nghiên cứu công nghệ quang học thuộc phòng thí nghiệm của Philip thập niên 1970 nay đã nghỉ hưu cho hay, vào thời kỳ ấy những cố gắng để đưa âm thanh ứng dụng kỹ thuật số ra công chúng là một sự mạo hiểm về mặt công nghệ. "Chúng tôi hoàn toàn không có gì vào lúc bắt đầu."

Những chip bán dẫn xử lý cần thiết sử dụng cho những đầu máy phát đĩa CD đã từng là loại linh kiện tiên tiến chưa từng bao giờ được trang bị cho một sản phẩm điện tử tiêu dùng. Và tia laser cũng mới chỉ nằm trên bản vẽ trong khi các công ty lập nhóm đối tác phát triên vào năm 1979.

Một năm sau, các nhà nghiên cứu đã cho xuất bản vào năm 1980 cái được biết đến với tên gọi là "Sách Đỏ" chứa đựng những tiêu chuẩn nguyên bản của CD, cũng như là xác định phát minh nào được nắm giữ bởi Philips và sáng chế nào thuộc về Sony sở hữu. Chuẩn CDDA (Compact Disc Digital Audio) hệ thống đĩa compact âm thanh kỹ thuật số cũng ra đời từ đó.

Hãng Philips đã phát triển phần chính của công nghệ làm đĩa và tia laser, trong khi Sony cung cấp giải pháp mã hóa kỹ thuật số cho phép loại bỏ những lỗi kỹ thuật để âm thanh phát lại được êm ái. Về sau Philips còn được cấp phép công nghệ Sách Đỏ và tiếp tục phát triển nâng cấp lên một sản phẩm đáng chú ý là đĩa CD-ROM sử dụng cho lưu trữ phần mềm máy tính cũng như nhiều loại dữ liệu khác.

Thiết kế của đĩa CD cũng được vẽ mạch sâu như đĩa vinyl trước kia vậy. Những đường rãnh như thế trên một đĩa được khắc trổ với một đường xoắn ốc của những hốc nhỏ li ti mà được tia laser quét vào, tương ứng như đầu kim của máy nghe đĩa hát trước đây.

Do cấu trúc của những hốc li ti kia được bao phủ bởi lớp nhựa trên bề mặt nên ánh sáng laser không làm mòn được chúng, giúp cho đĩa CD không bao giờ mất đi chất lượng âm thanh.

Có nhiều ý kiến tranh luận về dung lượng có thể đạt tới của mỗi CD khi phát minh này được công bố. Một số người đã nói quá rằng, nó vừa với "một tàu buôn bia của người Hà Lan", tuy nhiên nhà điều hành Sony chỉ muốn nó chứa đựng vừa đủ bản giao hưởng số 9 của Beethoven

Nhà khoa học Kramer cho hay sự quyết định sau chót được tiến triển từ "những cuộc thảo luận bàn tròn" về độ dài bao nhiêu của CD cho phù hợp nhất với mục đích sử dụng.

Cuối cùng, đĩa CD được đưa vào sản xuất số lượng lớn ở Đức đã trở thành mốc lịch sử quang trọng cho loại đĩa này và năm 1982 những công ty thông báo sản phẩm của họ đã sẵn sàng có mặt trên thị trường.

Đỉnh cao

Hãng Sony cung cấp đầu máy nghe CD đầu tiên ở Nhật Bản vào ngày 1/10/1982 với nhãn hiệu cung cấp bởi CBS cùng với album thứ nhất mang tên "Số nhà 52 trên phố" của Billy Joel.

Đĩa CD này đã giành được sự thành công lớn. Tiếp đó, Sony cung cấp thêm nhiều đầu máy nghe CD cùng với đĩa, đặc biệt là loạt album mang tên "Discman" đươc đưa ra giới thiệu năm 1984.

Trong khi đó, Philips cũng đạt lợi nhuận từ kênh phân phối CD do nhà sản xuất Polygram thuộc sở hữu của công ty này phát hành. Hiện nay, Polygram được bán lại một phần cho Universal Music Group của Vivendi.

Đầu máy nghe CD giúp cho Philips củng cố vị trí của hãng này với ngôi vị nhà chế tạo thiết bị điện tử tiêu dùng lớn nhất Châu Âu cho đến khi bị lu mờ bởi Nokia vào cuối thập niên 1990. Cũng trong suốt thời gian đó, nguồn thu bản quyền giấy phép phát minh sáng chế được duy trì liên tục cũng đem lại cho công ty này khoản lợi nhuận không nhỏ.

"Đĩa CD bản thân nó vốn đã là một sản phẩm dễ chiếm lĩnh thị trường," Lucas Covers giám đốc tiếp thị sản phẩm điện tử của Philips hiện nay nhận xét. Nó không chỉ có chất lượng âm thanh, mà những chiếc đĩa này còn nhìn giống như đồ trang sức nếu so sánh với loại đĩa vinyl LPs.

Vào năm 1986, máy nghe CD đã phá kỷ lục doanh số của máy nghe đĩa, và đến năm 1988 đến lượt đĩa CD phá kỷ lục này đối với sản phẩm đĩa.

Và ngày tận thế?

Hiện nay, CD dường như đang chứng kiến ngày tận thế của sản phẩm này. Doanh số CD đã tụt giảm đáng kể chỉ có 553 triệu đơn vị đĩa bán ra ở Mỹ trong năm ngoái, giảm tới 22% so với doanh số đỉnh điểm năm 2001 đạt 712 triệu đĩa được tiêu thụ, theo Nielsen SoundScan.

Sự ra đời của Napster và sau đó là Kazaa cùng với BitTorrent là những mạng cung cấp dịch vụ cho những người hâm mộ chia sẻ với nhau những bản nhạc một các dễ dàng qua Internet, thường là bất hợp pháp.

Gần đây hơn là công ty Apple và một số công ty khác bắt đầu bán nhạn tải về hoàn toàn hợp pháp, đưa những file MP3 cùng với nhiều định dạng âm thanh số khác vào danh sách lựa chọn của chủ nhân máy iPods và nhiều thiết bị nghe nhạc số khác.

"Các file MP3 đó cùng với tất cả các thiết bị nhỏ gọn mà những cậu bé và cô bé có trong túi mình có hoàn toàn thay thế cho đĩa CD," nhận xét của Kramer.

Tuy trên thực tế, CD sẽ không thể biến mất vào buổi sáng ngày mai, song chưa ai dám chắc sự hiện diện của loại đĩa này trong nhiều năm sau.

(theo VTC)




Bình luận

  • TTCN (0)