Chính phủ Đức đã bị phê bình và chỉ trích gay gắt sau khi công bố những kế hoạch nhằm sử dụng trojans và các hình thức khác của malware mà họ gọi là "Policeware" để theo dõi các hoạt động máy tính của những kẻ khả nghi khủng bố.

Các thông tin về phần mềm “policeware” được rò rĩ vào cuối tuần vừa qua trên phương tiện truyền thông của Đức nhưng bây giờ mới được các viên chức chính phủ Đức công khai và bàn luận.

Phía nội bộ, bộ trưởng Wolgang Shaeuble không hề tiết lộ thông tin nào tuy nhiên một vài chi tiết quan trọng đã rò rĩ trên phương tiên truyền thông, như làm thế nào để gửi thông tin gì đó trông có vẻ như là một thư điện tử thông thường từ những tổ chức chính phủ Đức, sẽ bí mật kèm với trojan để tấn công email, sau đó chính trojan này sẽ cho phép người gửi toàn quyền truy xuất tới nội dung hệ thống.

Người phát ngôn của Shaeuble, ông Stefan Kaller cho biết “Trong những năm gần đây thông tin của chúng ta đã nảy sinh mặc cho kỹ thuật thay đổi do đó luật sẽ kiếm soát các lỗ hỏng quan trọng và gây xôn xao dư luận.”

Mặc dù chính phủ hứa sẽ chỉ sử dụng phần mềm này trong các trường hợp khẩn cấp tuy nhiên nó vẫn có thể gây tổn thương tới các công dân và những đối thủ khác. Spokespeople, đại diện cho những đảng viên dân chủ Tự do cho rằng việc làm này là một sự xâm phạm đến sự riêng tư không thê tha thứ được. Tuy nhiên, thầm phán Angela Merkel lại đồng tình với quan điểm trên, nhưng mong muốn sẽ có vài thảo luận nghiêm túc với những tổ chức chính phủ và những chuyên gia trước khi bất cứ điều gì được đưa vào luật.

Trên thế giới, chính phủ Mỹ cũng thừa nhận trước đó cũng có sử dụng phần mềm “policeware” vào năm 2001, khi nhân viên của DEA (Drug Enforcement Administration) đã xâm nhập vào nhà một người tình nghi và cài đặt phần mềm key-logger trên máy tính anh ta. Cục điều tra liên bang (FBI)  cũng sử đã sử dụng nó và phần mềm CIPAV để giúp đỡ giam giữ một kẻ khả nghi ở Washington. Tuy nhiên các thông tin chính xác như làm thế nào phần mềm hoạt động vẫn còn chưa được tiết lộ.

Phong Lê (Theo Dailytech) 



Bình luận

  • TTCN (0)