Những người dùng máy tính ở Việt Nam thiệt hại khoảng 5.900 tỉ đồng trong năm 2010 vì tác động của lây nhiễm vi rút máy tính, theo khảo sát mới công bố của công ty Bkav.

Khảo sát của công ty an ninh mạng Bkav thực hiện trong tháng một vừa qua ước tính trung bình mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam thiệt hại khoảng 1.192.000 đồng trong năm 2010. Với ít nhất 5 triệu máy tính đang được sử dụng thường xuyên trên cả nước thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm 2010 đã lên tới 5.900 tỉ đồng.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty Bkav, mức thiệt hại trên được tính dựa vào thời gian công việc của người dùng bị gián đoạn bởi vi rút máy tính tương ứng với mức thu nhập của họ. "Con số này có thể còn nhỏ hơn so với thực tế, bởi thiệt hại cơ hội mất đi từ việc ngừng trệ công việc do lây nhiễm vi rút có khi còn lớn hơn", ông Sơn nói.

Hiểu biết về vi rút khá hơn

Khảo sát của Bkav cũng nhận thấy tỉ lệ máy tính bị nhiễm vi rút ở Việt Nam đã giảm nhẹ trong năm 2010, còn 93% máy tính bị nhiễm vi rút ít nhất một lần. Tình hình này đã được cải thiện so với các năm trước (khoảng 97%) nhưng không nhiều. Hơn 1/3 số máy tính (36%) bị nhiễm vi rút ít nhất 1 lần trong 1 tháng. Trong đó, USB tiếp tục là một trong những nguồn lây nhiễm vi rút phổ biến nhất. Có tới 96% người tham gia khảo sát cho biết USB của họ đã từng bị nhiễm vi rút trong năm qua.

Nhận thức của người sử dụng về các vấn đề an ninh cũng được cải thiện chút ít so với các năm trước. Cụ thể, hầu hết người tham gia khảo sát (93%) này cho rằng để diệt vi rút hiệu quả thì cần sử dụng phần mềm diệt vi rút có bản quyền. Nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền, khi xảy ra các sự cố, người dùng sẽ gặp khó khăn vì không thể đề nghị nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật.

Cách thức xử lí khi gặp sự cố với vi rút máy tính của người sử dụng cũng thay đổi đáng kể so với khảo sát năm 2008. Năm 2010, 49% người sử dụng cho biết họ sẽ nhờ nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút hỗ trợ khi gặp các vấn đề về virus máy tính, trong khi chỉ số của năm 2008 chỉ là 34%. Như vậy, người sử dụng đã dần biết tự bảo vệ mình trước các sự cố về vi rút và biết sử dụng các dịch vụ hỗ trợ một cách chuyên nghiệp.

Một tín hiệu đáng mừng là người sử dụng đã cảnh giác trước các đường link được gửi qua chat hoặc email. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ người sử dụng dễ dàng bấm vào các đường link lạ chỉ là 10%.

“Có tới 67% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ xác nhận lại nguồn gốc của đường link nếu đường link đó được gửi từ người quen và sẽ bỏ qua những đường link được gửi từ người lạ. Đây cũng chính là cách xử lí an toàn nhất trong tình huống này”, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Bkav cho biết.

Nhận thức chưa song hành với hành động

Mặc dù nhận thức đã có cải thiện, nhưng hành động lại chưa tương xứng. Mật khẩu cá nhân có thể mở ra cả thế giới của một người như máy tính làm việc, hòm thư điện tử…, nhưng vẫn có tới 53% người sử dụng chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ mật khẩu.

“Người sử dụng cần tạo lập mật khẩu mạnh để tránh các nguy cơ bị đánh cắp mật khẩu, lộ mật khẩu… Mật khẩu mạnh là mật khẩu có độ dài từ 9 kí tự trở lên, sử dụng tổng hợp số, chữ thường, chữ in hoa và các biểu tượng như: @#$%^&*... Ngoài ra, không được cung cấp mật khẩu cho bất cứ ai hoặc viết ra đâu đó, và cũng nên đổi mật khẩu thường xuyên”, ông Đức khuyến cáo.

Một biện pháp đơn giản khác giúp bảo vệ an ninh của máy tính là khóa máy khi không sử dụng đến. Có tới 63% người sử dụng không thường xuyên hoặc chưa bao giờ thực hiện thao tác khóa máy tính khi rời khỏi bàn làm việc, cho dù thao tác này rất đơn giản, chỉ cần bấm tổ hợp phím “Windows + L”.

Từ khảo sát này, ông Đức cho rằng các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách quy định tất cả nhân viên phải khóa máy tính ngay khi rời bàn làm việc. Đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản khi xây dựng hệ thống quản lí quốc tế ISO 27001 về an ninh thông tin.

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (5)
BoomOnline

Cách thực hiện thống kê ???

Khảo sát của công ty an ninh mạng Bkav thực hiện trong tháng một vừa qua ước tính trung bình mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam thiệt hại khoảng 1.192.000 đồng trong năm 2010. Với ít nhất 5 triệu máy tính đang được sử dụng thường xuyên trên cả nước thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm 2010 đã lên tới 5.900 tỷ đồng.

IQ của mình hình như thấp nên không hiểu cái thông kê này lắm Wink
Cái này là từ tổng thiệt hại suy ra thiệt hại trung bình hay ngược lại nhỉ? Và con số 1.192.000 hoặc 5.900 tỷ thu thập từ đâu ra vậy? Thêm nữa 1.192.000 x 5 triệu phải là 5.960 tỷ đồng chứ, 60 tỷ đồng chứ ít ỏi gì - mua được hơn 600.000 bản quyền BKAV Bờ rồ đó ?!

Các bạn SGTC và fan của BKAV có biết xin giải thích dùm? Không thì antifan cũng được. Xin cảm ơn (cần hậu tạ thì liên hệ a Quảng nhé :).

Hải Nam  30903

Họ nói rõ rồi đó: trung bình 1 máy thiệt hại 1.192.000 đồng do vi rút (chắc họ khảo sát một số máy rồi lấy trung bình), có khoảng 5 triệu máy, nhân lên thì ra 5900 tỉ.

Mình không quan tâm là 5900 tỉ, 5960 tỉ hay 6000 tỉ, nó không chênh lệch gì mấy, và không thể có con số chính xác. Nói là có "5 triệu máy tính" không có nghĩa là có 5.000.000 máy tính. Ở đây chỉ có 1 chữ số có nghĩa, nên sai số có thể lên đến 10%. Con số 1.192.000 cũng không có ý nghĩa mấy (lẽ ra nên nói là 1,2 triệu), vì mình nghĩ số máy tính khảo sát không đủ để có một kết quả với ít nhất 4 chữ số có nghĩa như vậy.

Quăng Bom Online  2

Phạm vi khảo sát ?

Như vậy là BKAV lấy mẫu trên một số máy, tính tổng thiệt hại, chia trung bình ra được 1.192.000, sau đó lấy trung bình mẫu này nhân lên với con số ước đoán 5 triệu máy tính được sử dụng thường xuyên để có tổng thiệt hại ước đoán là 5.900 tỷ.
Chẳng hạn: lấy mẫu trên 3 máy của 3 anh Nguyễn Tử Quảng, Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Minh Đức cùng xài BKAV Bờ rồ, do có virus mới chưa kịp cập nhật máy các anh bị virus tấn công, a Quảng bị ăn mất file bài giảng PowerPoint ~ 2.000.000, a Sơn bị virus nhai mất phím số 6 nên 5.960 tỷ gõ thành 5.900 tỷ trật chìa với con số rất chi li 1.192.000 nên bị a Quảng khiển trách trừ lương 1.576.000, a Đức may mắn không hề hấn gì, như vậy tổng thiệt hại của 3 anh là 3.576.000, chia trung bình mỗi người thiệt hại 1.192.000 (ước đoán có ít nhất 5 triệu máy tính dùng thường xuyên ở Việt Nam) suy ra thiệt hại của cả Việt Nam ít nhất là 5.900 tỷ, suy ra cả thế giới là ...
Để báo cáo thống kê này tăng thêm độ tin cậy, thiết nghĩ BKAV cần công bố thêm số lượng máy lấy mẫu, các địa phương hoặc công ty tham gia lấy mẫu, con số trung bình và tổng số cũng nên ăn khớp với nhau hơn - không thể giữ lại 2 nghìn bỏ qua cả 60 tỷ được.
Một công ty phần mềm Pro cần có các báo cáo Pro và cả cách PR Pro, không thể cứ vui miệng là nói được, kẻo thiên hạ lại bảo là quăng bom Wink

Kháchvip

Ông Bkav làm ăn kiểu này anh em phẫn nộ quá

Lâu nay mình vẫn luôn ủng hộ anh Quảng bom nhưng tự nhiên anh đưa cái khảo sát này thấy thật là bực mình. Có phải mấy cái máy anh khảo sát cái nào cũng bị thiệt hại. Nói thật mình bị nhiễm virus nhiều nhưng thiệt hại là vài phút thời gian chứ chưa bao giờ nhờ vài phút đó mà đổi ra thành tiền triệu được. Chắc là anh Quăng"bom" anh ấy đo số máy bị nhiễm rồi x hệ số với thu nhập châu Âu. Bắt đầu thấy hơi bực rồi đó

Tấn Hưng  23

Sao cứ cái title gì liên quan với BKAV với BKIS đều bị xoắn dưới đủ góc độ thế nhỉ ^^.
--
Em cũng không thích bác Quảng lắm và cũng không mặn mà với BKAV, nhưng ai cũng có ưu/khuyết của mình, các bác không cần xoắn riết người ta như thế. Nhìn nhận khác quan tí nhỉ ^^,
--
Vâng thưa bác, thời gian là tiền, dữ liệu là vàng ạ !. Đâu phải bị vài phút đó rồi thôi xài máy bình thường trơn tru !!!. Và với bác vài phút đó không là gì nhưng với vài người chỉ cần vài phút họ có thể tạo ra nhiều điều đáng gia hơn cái " vài triệu".
--
Đối tượng/số lượng khảo sát vẫn không rõ.Nhưng đáng để nhìn lại nhỉ ^^.

Theo Thống kê năm rồi cho thấy:
+Nghiên cứu về các hoạt động trực tuyến cho thấy trên 90% là đọc tin tức.
+Sử dụng trang web tìm kiếm thông tin; nghe nhạc (76%).
+Nghiên cứu phục vụ việc học và công việc (73%)
+Chat, e-mail (68%)…
+Sử dụng ngân hàng trực tuyến xếp cuối bảng thống kê (10%).
Cho thấy Internet bước đầu đi sâu vào thói quen/công việc của mỗi người. Với thông kê như vậy với mức 1tr2/ năm ( khoảng 35k/ ngày ) và so tình hình hiện tại có quá ko nhỉ Big Grin

( cho mấy bác kinh tế phân tích Tongue ).