TV trong suốt như kính.

TV luôn được các nhà sản xuất đổi mới để đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí của con người và những mẫu concept vượt thời gian luôn là tiền đề cho mọi sự tân đó.

Invisio TV – TV trong suốt


Mẫu TV trong suốt có một không hai này là ý tưởng của nhà sản xuất Loewe – một hãng sản xuất thiết bị Hi-End nổi tiếng Châu Âu. Invisio TV đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi thiết kế những ý tưởng độc đáo iF năm 2011.

Invisio TV thực sự là sản phẩm ấn tượng khi toàn màn hình chỉ là một tấm kính trong suốt siêu mỏng kết hợp với hệ thống loa tích hợp bên dưới. Như một thiết bị vô hình “pha trộn” vào nội thất của căn phòng và mang đến sự hài hòa hoàn hảo cho một không gian đẹp.

Khi không hoạt động, Invision như một tấm kính trong suốt, bạn hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu. Khi trình chiếu, tấm kính trên sẽ biến thành một màn hình TV thực thụ đảm bảo cho hình ảnh được truyền tải trung thực nhất, với dải màu phong phú và độ tương phản cao.

Các kỹ sư của Loewe cho biết, tấm nền hình đặc biệt này là kết quả của sự kết hợp giữa màn hình LCD thông thường với công nghệ hiển thị trên màn hình quang điện hữu cơ TOLED (Transparent organic LED) mới nhất hiện nay. Ẩn trong sự trong suốt huyễn hoặc kia là những hệ thống vi mạch tinh vi nhất và hệ thống đèn chiếu LED hiện đại.

Đảm bảo cho thiết kế trong suốt và độ mỏng của màn hình, toàn bộ hệ thống dây, cổng kết nối ngoại vi của Invisio đều được Loewe bố trí bên dưới phần chân đế và phía sau bộ loa. Đây cũng là một hạn chế khiến mẫu TV này không thể tháo rời chân đế để treo tường như những mẫu TV phổ thông khác.

TV hai màn hình

Ảnh
Hai màn hình nhưng có thể trình chiếu cùng 1 nội dung.


Đây là tác phẩm của nhà thiết kế lừng danh Evan Yiwei Ma. Model TV concept 2 màn hình này do LG sản xuất, sẽ giải quyết "tranh chấp" nếu bạn muốn xem bóng đá trong khi đã đến giờ xem phim Hàn Quốc của vợ.

Là sự kết hợp của 2 màn hình OLED nhỏ với thiết kế không đường viền, được ghép lại và gắn chung trong một khung viền đầy ấn tượng. Điểm đặc biệt ở chỗ, khi ghép lại với nhau, chúng tạo thành mẫu TV hoàn chỉnh với cùng một nội dung, thông tin hình ảnh. Lẽ đương nhiên, khi cần phải chia sẻ TV sẽ mang đến cho bạn 2 chế độ hiển thị riêng biệt.

Người dùng cũng có thể dễ dàng mang 1 trong 2 chiếc màn hình này để lắp đặt và xem ở bất cứ nơi nào khác như một chiếc TV độc lập bởi hai tấm màn hình OLED này đều được tích hợp đầy đủ các cổng kết nối và hơn nữa có thể dùng chung điều khiển từ xa với các sản phẩm khác trong hệ thống giải trí gia đình.

TV kiêm... máy tính xách tay

Ảnh
Máy tính kiêm TV

Một ý tưởng không kém phần độc đáo đến từ Intel - "người khổng lồ" trong lĩnh vực sản xuất chip máy tính. Concept này xuất phát từ mong muốn đơn giản và tiết kiệm không gian phải có cho các thiết bị điện tử không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.

SmartTV với khả năng kết nối internet và tích hợp những tính năng như trên máy tính đã dần phổ biến, tuy nhiên điểm yếu cố hữu là sự kém linh hoạt, trọng lượng lớn, kích thước cồng kềnh cùng những bất lợi trong việc kết hợp với nội thất. Hơn nữa, các TV thông minh hiện nay vẫn chưa được hỗ trợ các tính năng cơ bản của một chiếc máy tính như soạn thảo văn bản hay bảng tính Excel,...

Theo Intel thì concept máy tính kiêm TV sẽ giải quyết các vấn đề trên.

Một chiếc máy tính xách tay với hai màn hình sẽ đảm nhiệm cùng lúc hai chức năng làm việc và giải trí, lại rất cơ động khi di chuyển. Người dùng có thể sử dụng thoải mái trobất kỳ không gian nhỏ hẹp nào, thậm chí có thể sử dụng ngay trên máy bay.

Đảm nhiệm hai chức năng, sở hữu tới 2 màn hình, mẫu laptop kiêm TV này có thiết kế khác biệt so với những chiếc MTXT truyền thống. Màn hình sẽ không có “giao tuyến chung” với bàn phím, thay vào đó là chân đế như màn hình cho máy tính để bàn và khi gấp lại, chúng giống như những chiếc laptop thông thường. Màn hình TV sẽ được đặt bên dưới bàn phím.

Mẫu concept này cũng cho phép lắp chân đế rời giống như những TV LCD thông thường. Hệ thống loa được sử dụng chung cho cả máy tính lẫn TV, hệ thống đầu đĩa DVD trong máy được kết nối hỗ trợ hoạt động cho màn hình TV khi cần.

Theo Điện tử tiêu dùng




Bình luận

  • TTCN (0)