HTC One sẽ bị cấm bán tại Đức nếu HTC kháng án bất thành.

Nokia đã giành một chiến thắng quan trọng trước HTC tại Đức, cho phép cấm bán một loạt thiết bị cầm tay của HTC tại quốc gia này, bao gồm cả HTC One.

Theo báo cáo từ Florian Mueller của FOSS Patents thì thẩm phán Matthias Zigann tại tòa án Munich đã trao cho Nokia quyền cấm bán một loạt điện thoại di động Android của HTC do hãng sản xuất của Đài Loan đã vi phạm bằng sáng chế mô tả về phương pháp chuyển thông tin dữ liệu qua NFC hoặc Bluetooth.

Trước đó, trang Korea Times của Hàn Quốc cũng đưa tin Apple và Samsung đang cố gắng đi đến thỏa thuận giải quyết cuộc tranh chấp bằng sáng chế dai dẳng giữa 2 công ty từ năm 2011 đến nay. Nếu thành công, 2 công ty có thể kí một thỏa thuận cấp phép chéo, và Apple sẽ được Samsung trả cho một khoản tiền từ các thiết bị bị cáo buộc là vi phạm.

Phán quyết đưa ra chắc chắn là một điều không tốt với HTC tại Đức trong bối cảnh công ty này đang gặp khó khăn. Trừ khi HTC giành chiến thắng trong buổi kháng cáo tới đây, nếu không Nokia có thể thực thi lệnh cấm bán và ngăn chặn tất cả các thiết bị của HTC được bán ở Đức. Hơn nữa, lệnh cấm là vĩnh viễn, có nghĩa là chiến thắng hoàn toàn thuộc về Nokia, và sản phẩm bị cáo buộc là vi phạm của HTC sẽ không còn xuất hiện trên các kệ hàng ở quốc gia này.

Việc chiến thắng của Nokia trước HTC khiến các nhà cung cấp thiết bị Android khác cũng phải lo lắng. Bằng sáng chế của Nokia chủ yếu mô tả cách để các nhà sản xuất thiết bị cầm tay truyền dữ liệu không dây giữa các thiết bị. Và mặc dù nó không bao gồm Wi-Fi, nhưng giao tiếp trường gần (NFC) và Bluetooth đã trở thành mặt hàng chủ lực trong các thiết bị cầm tay Android.

Được biết, cuộc chiến bằng sáng chế giữa Nokia và HTC đã diễn ra trong một thời gian dài, và hồi đầu tháng này nhà sản xuất Lumia đã giành được một chiến thắng khác chống lại HTC, yêu cầu HTC loại bỏ các thiết bị vi phạm khỏi các kệ hàng, nhưng công ty Đài Loan đã thực hiện một số thay đổi để né tránh các cáo buộc vi phạm. Vẫn chưa rõ khả năng HTC có làm điều tương tự sau phán quyết này hay không.

Tổng hợp




Bình luận

  • TTCN (0)