Google cho biết, trình duyệt Chrome của mình sẽ hỗ trợ các add-on cũng như các script cá nhân hoá của người (với Firefox, đó là nhờ Greasemonkey). Thông tin này được kĩ sư Ojan Vafai tiết lộ trong một bản thảo luận về tương lai các trình duyệt web tại triển lãm công nghệ Web 2.0 tổ chức ở New York vào ngày thứ Sáu vừa rồi.

"Có hai loại add-on. Những add-on như kiểu của Firefox sẽ mở rộng các tính năng cho trình duyệt. Một loại khác là các script của cá nhân người dùng. Chúng tôi muốn Chrome hỗ trợ cả hai loại add-on này", Vafai cho biết. Tác giả của Greasemonkey, Aaron Boodman, đang ở trong nhóm nhóm Chrome của Google.

Phiên bản đầu tiên của Chrome vừa ra mắt đầu tháng 9 và nhận được sự hồ hởi của người dùng khắp nơi. Tính riêng trong tuần đầu tiên đã có tới 2 triệu lượt tải về, khiến cho trình duyệt được coi là đầy sáng tạo này của Google "nạp" thêm sức nóng trong cuộc cạnh tranh các ứng dụng trình duyệt bên cạnh hai tên tuổi đình đám IE và Firefox quen thuộc. Chrome đã tăng thêm phần khởi sắc cho những người tin tưởng vào viễn cảnh có được một trình duyệt hoàn hảo khi Chrome tích hợp khá nhiều tính năng mới so với hai đối thủ trên, nhất là ở khả năng duyệt tab độc lập, khiến cho các sự cố do một tab nào đó bị lỗi, trình duyệt bị tắt đột ngột không còn đáng lo ngại. Giờ đây, mỗi tab được "đối xử" một cách độc lập.

Vafai khẳng định, Google sẽ tích cực cải thiện để Chrome có thêm được sức mạnh từ các add-on: "Chúng tôi hi vọng sẽ đạt được kết quả tốt bởi như nhiều người đều thấy, các add-on làm việc trên Firefox vẫn còn thiếu tính ổn định."

Brendan Eich giám đốc kĩ thuật của Mozilla cùng tham gia trong buổi hội thảo với Vafai và kiến trúc sư thiết kế Microsoft Internet Explorer Chris Wilson cũng cho biết, Mozilla đang nghiên cứu kĩ thuật mà Google đã sử dụng để xử lý các tab như một cách thức tiềm tàng nhằm cải thiện tính ổn định, một khi Chrome hỗ trợ các add-on: "Chúng tôi đang nghiên cứu kĩ thuật mà trình duyệt Chrome dùng khi thiết kế quá trình xử lý độc lập giữa các tab hiện đang tỏ ra có nhiều ưu điểm. Đồng thời, đơn giản hơn là chúng tôi muốn cải thiện để xây dựng một kĩ thuật xử lý độc lập tốt hơn, nhằm đảm bảo an ninh và tránh sự cố."

Về phần Microsoft, Wilson cho biết, mặc dù Internet Explorer đã hỗ trợ các add-on từ lâu, nhưng ngày nay, IE vẫn sẽ gặp những thách thức mới trong cuộc đua viết các ứng dụng mở rộng. Wilson khẳng định chiến lược của Microsoft trong cuộc đua trình duyệt là sẽ tăng cường cải thiện khả năng thích ứng của các add-on đối với IE, nhưng không cho biết cụ thể.

Văn Vượng (theo InfomationWeek)



Bình luận

  • TTCN (18)
Bùi Anh Tuấn  624

Nếu Chrome hỗ trợ add-on, thì Chrome sẽ là ông trùm, vì tốc độ của Chrome khá nhanh, chỉ mỗi tốc độ khởi động không cũng đã là trùm rồi. Nếu Firefox 3.1 có GreaseMonkey mà vẫn chậm hơn Chrome thì Firefox sẽ thất bại!

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf@Vượng:"user scripts"="các script cá nhân hoá của người"?

Ông Vượng! Sao chỗ này đơn giản mà ông dịch ngộ thế? Đơn giản "user scripts" chỉ là "các script của người dùng" mà sao ông dịch loằng ngoằng thế nhỉ? Giống "máy" dịch quá vậy?

Vượng Nguyễn  3466

Cảm ơn nhận xét và góp ý của sfdf. Người ta vẫn hay nói "văn mình vợ người" quả là không sai. Tuy vậy, nhận được (hay có thể nói "được nhận") các phản hồi quả đã là vui rồi.

Trong trường hợp này, phương án mình lựa chọn có thể không giống phương án của sfdf, nhưng mình nghĩ vẫn có thể tạm chấp nhận được, ít ra là với...bản thân mình. Vì thứ nhất, dịch là "các script của người dùng" cũng có nghĩa là các script được cá nhân hoá nhưng lại không phải là một. Theo mình thì nên viết thành "cá nhân hoá" vì nó gợi được ý: các script này do người dùng "tự xử". Chung quy lại thì cũng không khác nhau là mấy.

More, mình mà dịch được như máy thì có mà Google đã thuê mình làm nhân viên tiếp thị sang Việt Nam rồi. Chả thế, ở translate.google.com chưa thấy English-->Vietnamese.

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Vượng: Hì! Chỗ này mà "luận" không khéo thì rối lắm đó. Theo tiếng Việt, "Script của người dùng" và "script được cá nhân hoá" là 1 đấy chứ? Còn theo tiếng Anh, tôi hiểu 2 loại "add-on" có nghĩa là:

+ Loại thứ nhất: được công bố trên site add-on, phục vụ nhu cầu chung, người khác có thể tải về dùng.
+ Loại thứ hai: chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân, một mục đích chuyên biệt nào đó, gọi là "user script\", có lẽ không được công bố trên site.

Vậy nên: dịch rằng "script của người dùng" vẫn không gây nhầm lẫn, mà rõ nghĩa hơn!

Tôi tin rằng, sự lựa chọn của tôi tốt hơn của ông!

Vượng Nguyễn  3466

Đúng là luận không khéo thì có mà kéo nhau ra...toà mất. Anyway, cách lựa chọn nào thì cũng đã rõ ràng rồi. Mình nghĩ, cách lựa chọn của mình sẽ không khiến người đọc rối đâu.

Để tỏ lòng cảm ơn, mình xin được nâng bạn lên thành...Thái Thượng Hoàng. Mình chỉ làm..."trẫm" thôi!

Hơi lạc đề rồi.

Script và add-ons chắc chắn chỉ là bài chống cháy của Google trong lúc người dùng đòi hỏi. Bởi lẽ, cũng giống như một số ứng dụng khác Google vốn không thu lợi được mấy nên ít đâu tư, Chrome chưa chắc đã chú ý tới đứa con mới nhất này.

Vẫn biết Chrome đưa ra tính năng tìm kiếm khá hay trên thanh địa chỉ, và tất nhiên tiền cũng từ đó, nhưng cũng chưa biết rồi sẽ về đâu. Hi vọng.!

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Vượng: Ông là một người "vừa cởi mở vừa bảo thủ" !

Hải Nam  30903

"script cá nhân hoá của người dùng", "của cá nhân người dùng"... đều chỉ là một. Vấn đề quan trọng là có 2 loại add-on: một là add-on (kiểu Firefox), hai là userscript (kiểu Greasemonkey). Bài này tôi đã biên tập lại để làm rõ những ý nghĩa này, thế mà vẫn còn tranh luận !

Với lại từ vài hôm nay người dùng đã từ bỏ Chrome để quay về với IE và Fx rồi (Opera và Safari trước nay vẫn trung thành, không dùng Chrome).

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Nam: Ý tôi nói "cá nhân hoá của người dùng" có vẻ lủng củng vì:

"user scripts": nguyên thuỷ chỉ có nghĩa là script của người dùng, không có nghĩa "cá nhân hoá của người dùng", ông thêm vào cho nó dài dòng văn tự, nhưng thực sự có rõ nghĩa hơn trong khi ai cũng biết "của người dùng" tức là "của cá nhân" !

Tôi cho rằng: nếu ông không thêm vào như vậy người đọc vẫn hiểu có 2 loại add-on. Ông thêm vào sẽ có người thắc mắc: Vậy "script cá nhân hoá của người dùng" là sao? Ông trả lời đi.

Ông nghĩ ông biên tập thế mà là "đã làm rõ ý nghĩa" rồi sao? Đấy là chủ quan của ông thôi !

Và một bài viết "đã được biên tập" không có nghĩa là "nó sẽ không được biên tập lại lần nữa" !

Còn Chrome bị người ta từ bỏ là vì nó mới "khai sinh" thôi, khi nào đủ lông đủ cánh, người ta sẽ quay lại mấy hồi. Ngay cả Firefox trước kia cũng vậy thôi, lúc đó mấy ai biết đến nó như bây giờ?

Nếu Google chịu đầu tư nghiêm túc, tôi tin Chrome sẽ thống trị lĩnh vực trình duyệt, họ đã thống trị lĩnh vực tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, thì lĩnh vực trình duyệt, vốn là ứng dụng thực hiện các dịch vụ trên, tất nhiên sẽ không nằm tầm ngắm của Google.

Bùi Anh Tuấn  624

"không nằm tầm ngắm của Google"-> "không nằm ngoài tầm ngắm của Google"

Hải Nam  30903

@sfdf: tôi biên tập để làm rõ nghĩa, đảm bảo chính xác nội dung. Tôi có bảo tôi thêm vào chữ "cá nhân hoá" khi nào đâu nhỉ Wink Nhiều cụm từ để diễn tả một vấn đề là bình thường mà.

Người dùng Chrome tăng hay giảm thì còn phải chờ xem nó có thêm cái gì mới không đã. Chuyện "mới khai sinh" hay là "chưa đủ lông cánh", chưa ai biết đến có vẻ không hợp lí lắm, vì chữ "Google" đứng đằng trước "Chrome" đã giải quyết khá nhiều rồi.

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Nam: Ông hiểu sai về "chưa ai biết đến", ý tôi nói là Chrome chưa đủ tốt, nên người ta không "trung thành với nó. Trước kia Firefox cũng mất thời gian khánhieeefu để chinh phục người dùng. Bây giờ người ta dùng FF nhiều hơn Opera vì nó tốt hơn? FF chậm hơn Opera nhiều, bù lại FF có nhiều addon, đây là cách "lấy điểm" của FF.

Chrome dù sao vẫn còn là beta mà, nếu người dùng ok xài luôn thì mới lạ đó, người ta phát triển phần mềm dựa vào "điều người dùng không hài lòng" để làm hài lòng người dùng, chắc ông cũng biết điều đó !

Vượng Nguyễn  3466

"user scripts": nguyên thuỷ chỉ có nghĩa là script của người dùng, không có nghĩa "cá nhân hoá của người dùng", ông thêm vào cho nó dài dòng văn tự, nhưng thực sự có rõ nghĩa hơn trong khi ai cũng biết "của người dùng" tức là "của cá nhân" !

Nếu lí luận kiểu này thì sfdf đủ trình làm...Thái Thượng Hoàng thật rồi. Thứ nhất, nếu cứ khăng khăng như bạn thì theo tớ, bạn đang word-to word đấy, mà đây, chỉ là cách dịch hêt sức sơ đẳng thôi. Nếu dịch mà ngôn ngữ đích cứ lệ thuộc quá vào ngôn ngữ nguồn thì người dịch sẽ không có bản sắc. Thứ hai, cá nhân hoá, đó là một cách dùng tương đối hợp lí. (Đừng nói mẹ hát con khen hay nhé, tớ đã dịch là "cá nhân hoá" đó) Cũng như xã hội hoá, cổ phần hoá...thì cá nhân hoá cũng có nghĩa gần như vậy.

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Vượng:Ý ông chê tôi không có phong cách khi dịch chứ gì, dịch như ông là mới có phong cách? Đúng, phong cách của ông là phong cách "lủng củng"! Cách dịch sơ đẳng word-word không đáng chê nếu nó vẫn đủ nghĩa để người đọc hiểu, còn hơn thêm vào mà chẳng rõ ràng gì.

Thì ra là "cá nhân hoá" là sản phẩm của ông nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn? Vậy tôi là người đọc đây, tôi cũng thật sự chẳng hiểu rõ "script cá nhân hoá của người đọc" là sao, ông làm ơn giải thích "rõ thì rõ cho tới nơi tới chốn" giùm tôi đi!

Tôi tin rằng ngay cả bản thân ông cũng chảng hiểu "script cá nhân hoá của người dùng" là như thế nào, bởi vì nếu hiểu ông đã không viết như vậy!

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Vượng:Nghĩ lại tôi cũng chẳng trách ông làm gì, đã có bài ông dịch là "ứng dụng ngập lụt" mà ông vẫn nói là "hài lòng với sự lựa chọn của mình" thì tôi thiết nghĩ tôi có nói gì cũng vô ích, tôi chắc chỉ có câu này làm ông đồng ý: "Vượng dịch bài này rất tốt, rất sáng tạo, cám ơn bạn nhé cố lên!" ?!? Ẹc Ẹc!

Vượng Nguyễn  3466

Cậu bị người ta chẹt cho một câu mà đã lu loa thế hở? Tớ chả dám nhận phong cách kiếc gì, nhưng mà các cụ dạy rồi, biết người biết mình, trăm trận trăm thắng. Vậy thôi.

Tớ chả dám nhiêu khê gì. Người ta cũng bảo, uốn lưỡi 7 lần trước khi phát ngôn. Tớ thì cho rằng, ta nên xúc miệng thêm 7 lần nữa sau khi phát ngôn. Cho nó sạch ý mà.

Có vẻ như cậu cố tình chưa đọc hở: "Cũng như xã hội hoá, cổ phần hoá...thì cá nhân hoá cũng có nghĩa gần như vậy." mà còn hỏi vậy?

Tôi tin rằng ngay cả bản thân ông cũng chảng hiểu "script cá nhân hoá của người dùng" là như thế nào, bởi vì nếu hiểu ông đã không viết như vậy!==> Niềm tin của của cậu đặt sai chỗ rồi. Tớ dám khẳng định là tớ biết chắc nó như thế nào. Tin hay không tuỳ cậu. Tớ đã đọc "Thế giới phẳng" và biết làm thế nào để hiểu Greasemonkey là gì và cái sờ-crip cá nhân hoá là ra sao.

Còn nhận xét cuối của cậu thì tớ í ẹ, chả tính đâu.

Một lần nữa chúc cậu làm Thái Hoàng Thái Thượng...mạnh khoẻ. Smile

Vượng Nguyễn  3466

có 37.100 kết quả phù hợp với từ khoá "cá nhân hoá".

Bùi Anh Tuấn  624

Ghê chưa! Ông khoe đọc "Thế giới phẳng" mới ghê chứ! Sợ quá à! Trên trời thì ông hiểu biết, còn dưới đất thì ông chẳng biết gì!

Tôi nói "script cá nhân hoá" không rõ nghĩa là vì:
+ Từ trước giờ chỉ nghe: cá nhân hoá giao diện, cá nhân hoá wallpaper,.. bây giờ ông đẻ ra "cá nhân hoá script\"
+ Nói cá nhân hoá giao diện phần mềm này, phần mềm kia thì ai cũng hiểu còn "cá nhân hoá cript" thì chắc ông mới hiểu, còn hầu hết người học ít hiểu ít như tui làm sao hiểu được? Nhưng dịch "script của người dùng" thì ai không hiểu? Chắc ông luôn quá!
+ Ông lại "tinh vi": "cá nhân hoá" cũng như "cổ phần hoá", "xã hội hoá". Ông giỏi quá đi ! Hoan hô ông!

Ông lúc nào mở miệng ra cũng "Thái Thượng Hoàng", chắc ông là người "cõi trên" !

Vượng Nguyễn  3466

Không, đơn giản là tôn trọng bạn nên mới gọi là Thái Thượng Hoàng thôi.

Tớ viết là "các script cá nhân hoá của người dùng" chứ KHÔNG PHẢI "cá nhân hoá script\" như cậu đang nhầm. Bó tay cậu. Lí với luận, dẫn với chứng.

Theo quan hệ trục ngang của ngôn ngữ thì các X + hoá, chúng như nhau đấy cậu ạ!

Tớ thì tớ tinh vi đấy. Chắc cậu thành...tinh tướng mất!

Hoan hô cậu, bên Việt Nam đang trưa rồi. Buồn ngủ nhíu mắt!