Trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế giới 2001-2002, Linux đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành hệ điều hành được các doanh nghiệp chấp nhận rộng rãi. Ở thời điểm này, khi nền kinh tế đang can qua cơn bĩ cực, mã nguồn mở dần trở thành một giải pháp với những ứng dụng phần mềm cao cấp và nền tảng cơ sở dữ liệu đảm bảo, nhận được sự cổ cũ nhiệt tình của nhiều doanh nghiệp. Liệu các nhà nghiên cứu thị trường đã tìm thấy một lời giải cho tình trạng trồi sụt của nền kinh tế?

Mã nguồn mở - cứu cánh

Tôi tin rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên khác, khi mà mã nguồn mở sẽ trở thành cứu cánh cho tất cả các doanh nghiệp, không kể thứ hạng, lĩnh vực. Khi các nhà hoạch định CNTT đau đầu với cơn khủng hoảng tài chính, họ cần một giải pháp hiệu quả hơn cho hệ thống doanh nghiệp then chốt và các nhu cầu CNTT.

Với những áp lực từ chi phí CNTT ngày càng tăng lên và cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng tới ngân sách dành riêng cho công nghệ trên toàn cầu, mã nguồn mở trở nên hấp dẫn không thể cưỡng lại được với các nhà phát triển và hoạch định chính sách CNTT, khi họ được yêu cầu phải tăng hiệu quả công việc với mức chi phí ít hơn.

Trong khi đó, phản ứng của các nhà cung cấp sản phẩm độc quyền bằng cách tăng lệ phí bản quyền từ 15 đến 45 % như sợi dây tiếp tục ràng buộc khách hàng, khiến người dùng mất đi quyền lựa chọn và chủ động với vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp.

Đó là lý do tại sao các giải pháp mã nguồn mở ngày càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Trong thời gian 2001-2002, khi nền kinh tế thế giới trồi sụt, mã nguồn mở được sử dụng và chấp nhận rộng rãi. Red Hat là một ví dụ, những khách hàng có cảm tình với Red Hat trong giai đoạn này tiếp tục trở thành đối tượng phục vụ chính yếu hiện nay. CIOs và CTOs đã tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để vừa tiết kiệm chi phí vừa làm vui lòng khách hàng, mã nguồn mở đã trở thành một giải pháp tuyệt vời. Tương tự, thời điểm này cũng vậy.

Red Hat bắt đầu gặt hái thành quả lao động của mình từ cuối năm 2002 khi doanh thu của công ty đã tăng 14 % và tiếp tục phát triển với con số ấn tượng 38 và 58 % trong hai năm kế tiếp.

Chấp nhận chờ đợi để thu hồi lợi nhuận từ khách hàng ruột cũng như tin tưởng vào chiến lược kinh doanh xoay vòng lâu dài, không khó để kết luận rằng trong thời gian 2001-2002 khi kinh tế trồi sụt, các tập đoàn lớn đã lựa chọn quyết định chuyển sang công nghệ mã nguồn mở. Đó cũng là lí do giải thích tại sao Novell trả 200 triệu USD cho SUSE Linux vào cuối năm 2003 khi tại thời điểm đó, mức giá này cao gấp khoảng 20 lần doanh thu của bản phân phối Linux này.

Chọn mã nguồn mở nghĩa là - thức thời

Cùng một hoàn cảnh, đây là giai đoạn mà các nhà hoạch định chính sách CNTT phải đối mặt với trình trạng giá bản quyền không ngừng tăng lên cũng như chi phí hỗ trợ cho các giải pháp độc quyền phức tạp. Trong khi đó công việc kinh doanh lại đòi hỏi những khả năng thiết yếu mới với giá thấp hơn. Đây chính là lúc để các nhà lãnh đạo CNTT phải đưa ra một lựa chọn dứt khoát và rõ ràng: chấp nhận mức chi phí “kinh hoàng” và lệ thuộc vào các nhà cung cấp độc quyền hoặc tranh thủ mã nguồn mở với chi phí hiệu quả và hoàn toàn tự do.

Với sự tự do hoàn toàn đó, chắc chắn sự đổi mới, cải tiến cũng sẽ diễn ra nhanh hơn...

Kinh nghiệm tại sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) cho thấy, với mã nguồn mở, chúng tôi có thể đẩy nhanh quá trình đổi mới thông qua hợp tác kỹ thuật và nhờ tránh được những sự chậm trễ dài hơi của các hợp đồng và vấn đề pháp lý thường thấy khi sử dụng phần mềm độc quyền.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của một trong số những người nổi danh khác từng sử dụng mã nguồn mở khi làm việc cho Linux và Ingres đó là Alan Nidiffer, phó chủ tịch và CIO của C&K Market, một chuỗi cửa hàng thực phẩm ở West Coast khi gần đây ông đã giải thích lý do tại sao mã nguồn mở lại thúc đẩy quá trình đổi mới nhanh hơn và thời gian phát triển cũng được rút ngắn lại. Theo Nidiffer, kế hoạch phát hành của các công ty phần mềm truyền thống làm chậm đổi mới, trong khi đó, những cải tiến của mã nguồn mở diễn ra bất cứ lúc nào. Ông lưu ý rằng, thậm chí những cải tiến sáng tạo có thể đến từ các nhà phát triển phần mềm bên ngoài một khi những ý tưởng của họ nảy sinh trong quá trình sử dụng.

Hiện nay, mã nguồn mở có thể cung cấp phần mềm hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ hậu mãi tuyệt vời, có thể sánh ngang với những tính năng công nghệ  mà các công ty độc quyền truyền thống giới thiệu. Những câu hỏi về khả năng hỗ trợ, vấn đề an ninh và độ tin cậy của mã nguồn mở đã dần được trả lời một cách tích cực. Khi có nhiều khách hàng hơn chia sẻ với cộng đồng câu chuyện thành công của họ với mã nguồn mở, những người lần đầu tiên sử dụng mã nguồn mở sẽ càng thêm lí do để thực hiện một cuộc cách mạng cá nhân!

Chẳng hạn gần đây, tôi được chứng kiến một khách hàng phải xử lí giao dịch cho 160 ngân hàng với con số trên 100 tỉ USD mỗi ngày sử dụng nguồn mở gồm cơ sở dữ liệu với sự hỗ trợ công nghệ từ Ingres và ứng dụng máy chủ Jboss của Red Hat. Trong khi đó, hàng loạt những khách hàng trong các ngành công nghiệp khác nhau từ hãng hàng không Lufthansan, hãng chế tạo máy PPG Industries tới C&K Market và các tổ chức đại diện chính phủ như Trung tâm quốc gia dành cho trẻ bị thất lạc và bóc lột đang sử dụng những giải pháp mã nguồn mở để duy trì công việc và thậm chí là cưu mang những cảnh đời bất hạnh. Những công ty này tin tưởng mã nguồn mở có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của họ và đánh giá cao khả năng tiết kiệm chi phí, đổi mới và tự do.

Khả năng tiết kiệm chi phí

Theo một báo cáo gần đây từ Forrester Research, các công ty có thể tiết kiệm tới 25% chi phí duy trì cơ sở dữ liệu bằng cách chuyển sang sử dụng mã nguồn mở và ngoài ra là 25% chi phí phần cứng. Tiết lộ từ Nidiffer, lãnh đạo C&K Market cho hay, họ đã tiết kiệm được gần 20% chi phí so với trước đây khi chuyển qua sử dụng nền tảng cơ sở dữ liệu của Ingres.

Tôi dự đoán rằng, trong thời gian sắp tới, nhiều công ty sẽ quan tâm tới mã nguồn mở với mức chi phí thấp, khả năng cải tiến công nghệ tuyệt vời hơn, trong khi đảm bảo được sự hoạt động của doanh nghiệp như công ty yêu cầu.

Hơn 10 000 khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới trong lĩnh vực khác nhau, từ các dịch vụ tài chính tới các nhà sản xuất và phân phối đến khu vực công đang chứng minh cho xu hướng này mỗi ngày.

Đây là thời điểm mà mã nguồn mở cho thấy được những giá trị đích thực của mình khi là giải pháp thay thế hiệu quả những ứng dụng đắt đỏ trước đây dành cho các công ty đang gặp phải khó khăn trong thời kì khủng hoảng tài chính.

Văn Vượng (theo Roger Burkhardt/PCWorld)

Roger Burkhardt là chủ tịch và giám đốc điều hành Ingres.  Đây là nhà cung cấp phần mềm cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, với hơn 10 000 khách hàng tại 56 quốc gia đang sử dụng phần mềm của nhà cung cấp này để xử lí hàng loạt những phiên làm việc thiết yếu trong hoạt động kinh doanh.

Trước khi chuyển tới Ingres, Roger đã làm việc sáu năm cho CTO và là phó chủ tịch điều hành của sàn giao dịch chứng khoán New York. Ông và các cộng sự của mình đã đảm trách việc chuyển đổi sàn giao dịch này sang mô hình hoàn toàn điện tử.



Bình luận

  • TTCN (1)
Tấn Duy  29

Sắp tới chắc là sẽ mở hết thôi. Hoặc một thể loại lai giữa mở và độc quyền.