Hành trình của World Solar Challenge 2007

Hiện nay, công nghệ sử dụng năng lượng tự nhiên đang được rất nhiều người quan tâm. Nó có thể đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy để khuyến khích việc ứng dụng năng lượng mặt trời, cuộc đua xe chạy bằng pin mặt trời thường xuyên được tổ chức từ năm 1987 tới nay. Và World Solar Challenge 2007 đã được bắt đầu...

Cuộc đua được bắt đầu vào chủ nhật(21/10/2007) thu hút 41 đội tham gia trên hành trình 1870 dặm từ Darwin - một thị trấn nằm ở tận cùng phía bắc của Northern Territory, xuyên qua phía nam của Outback và kết thúc ở Adelaide - phía nam của Australia. Cuộc đua sẽ chính thức kết thúc vào 28/10/2007. Các chuyên gia và người hâm mộ đang mong đợi chiếc xe đầu tiên sử dụng năng lượng mặt trời sẽ hoàn thành đường đua sớm hơn 3 ngày (ngày 25/10).

Các nhà tổ chức cho biết thêm về cuộc đua xe công nghệ mới này: Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1987 do Hans Thostrup - một người Đan Mạch ưu mạo hiểm. Đây như là một "cuộc đua trong việc ứng dụng năng lượng mặt trời". Ngoài ra, nếu tay đua muốn dành chiến thắng thì phải biết cân bằng giữa tốc độ, sức chịu đựng và đặc biệt là có chiến lược quản lý nguồn năng lượng tự nhiên của mình tốt nhất. Tính tới năm nay thì World Solar Challenge 2007 là cuộc đua kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 của sự kiện công nghệ được nhiều người quan tâm này. Từ năm 1987 tới 1999, cuộc đua được tổ chức thường niên 3 năm một lần. Và từ 1999 tới nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thì cuộc thi đã được tổ chức liên tục hơn - 2 năm 1 lần. Đội đua dành chiến thắng trong cuộc đua gần đây nhất là Dutch Nuon - đội đua đến từ trường đại học Technical University của Delft. Dutch Nuon cùng với chiếc xe Nuon III của mình đã hoàn thành xuất sắc hành trình với 29 giờ 11 phút - tốc độ trung bình của Nuon III đạt 64,3 mph (~ 28,7 m/s).

Ảnh
Dutch Nuon cùng chiếc xe Nuon III dành chiến thắng trong cuộc đua năm 2005

Hiện tại cuộc đua được chia làm 2 giải chính: “Adventure Class" - dành cho những chiếc xe năng lượng mặt trời kỳ cựu với phong cách chuyên nghiệp, “Challenge Class” - dành cho những đội mới tham gia với những quy định rõ ràng, chính xác về chỗ ngồi, diện tích các tấm pin mặt trời không được quá 6 mét vuông.

Trong số 41 đội tham gia thì có tới 4 đội đến từ đất nước Mỹ: 2 đội của trường đại học Oregon và Michigan tham gia trong giải "Challenge Class"; Trong khi đội đua của trường đại học Stanford và đội Houston Solar Car Race Team của Houston Vocational Center Mississippi thì cùng tranh tài trong giải "Adventure Class".

Minh Tiến (Theo TG Daily)


Bình luận

  • TTCN (0)