Franklin D. Roosevelt từng được gọi là “Tổng thống radio”, và sau này Kennedy, Reagan và Clinton trở thành “những Tổng thống truyền hình”. Một ngày nào đó sẽ có “Tổng thống mạng xã hội”?

Paul Vasquez, nổi tiếng trên YouTube với cái tên “Anh chàng cầu vồng đôi”. Còn Derek Broes là 1 người sống ở Los Angeles, Mỹ. Anh ta là cựu Phó chủ tịch cao cấp Bộ phận kỹ thuật số ở của hãng Paramount Pictures, đã dành tới 4 năm phát triển chiến lược không dây toàn cầu cho Microsoft.

Có lẽ điểm chung duy nhất giữa 2 người này là: họ đều đang tranh cử cho chức Tổng thống Mỹ vào năm 2012. Và trừ khi bạn là bạn bè của 1 trong 2 người trên Facebook, nếu không chắc bạn cũng không biết tới điều này đâu.

Ứng dụng Facebook để tranh cử Tổng thống

Trong khi những ứng viên chủ đạo như Mitt Romney và Tổng thống đương nhiệm Obama phải tranh cử trực tiếp, Paul Vasquez và Derek Broes lại đang tranh cử, trả lời câu hỏi tranh luận trên 1 ứng dụng của Facebook có tên: Votocracy.

“Những thứ chúng ta đã quá quen thuộc về chính trị - thật khó cho nó để có thể tồn tại trên các phương tiện xã hội,”, nhà sáng lập và là CEO của Votocracy – Bryan Lee cho biết. Những mạng xã hội như Facebook, ông ấy nói, “kết nối, nhân bản, nguyên chất” hơn là những chiến dịch tranh cử truyền thống.

Bryan Lee - từng giữ vị trí điều hành ở cả Sony và Microsoft - đã ra mắt ứng dụng Votocracy vào ngày 1/6 vừa qua. Kể từ thời điểm đó, khoảng 370 người đã thông báo ý định tranh cử Tổng thống Mỹ với ứng dụng này. Phí đăng ký là 99 USD, nhưng bạn cũng không phải băn khoăn nếu như nó quá đắt. Ứng viên có thể chỉ phải trả 1 USD và thu 98 USD còn lại từ những người ủng hộ cho họ. Trong khi như bình thường, 1 ứng viên phải trả tới 8.100 USD chỉ để có tên trong lá phiếu của 50 bang trên khắp nước Mỹ, theo 1 tờ báo có tên là Ballot Access News.

Ứng viên của Votocracy có thể kiếm tìm sự ủng hộ bằng việc kêu gọi “dân tình” ấn nút “Like” trên trang chiến dịch. Paul Vasquez đã có khoảng 50 người hỗ trợ kiểu như vậy, còn Derek Broes thì có khoảng 40. Hiện tại hầu hết các ứng cử viên đều có ít hơn 5 người ủng hộ.

Vào năm 2012, năm tranh cử Tổng thống tại Mỹ, sẽ chỉ có 1 ứng cử viên chính thức và duy nhất của Votocracy. Kế hoạch hiện tại là họ sẽ tổ chức 1 cuộc chạy đua online ở mỗi tiểu bang – bao gồm cả Washington – để xác định người chiến thắng ở mỗi tiểu bang này. Cuối cùng sẽ có 51 ứng cử viên chung kết sẽ thi đấu với nhau trên truyền hình – giống như American Idol

– dù hiện nay Votocracy còn chưa có kênh truyền hình chính thức của mình.

Mạng xã hội và giấc mơ Mỹ

Viễn cảnh trở thành Tổng thống Mỹ cho tất cả mọi người trên Votocracy có vẻ không thực sự thu hút người tham gia. Với “anh chàng cầu vồng đôi” Paul Vasquez, vấn đề ở đây là anh ta muốn chiến dịch của mình được biết đến, hơn là việc tranh cử Tổng thống Mỹ.

“Nếu mọi người có thể chú ý tới những gì tôi đang làm” anh ta nói với ngữ điệu giống như những gì đã làm khi biểu lộ cảm xúc nhìn thấy cầu vồng đôi trên trang video YouTube, “thì có thể họ sẽ có 1 khám phá rằng những điều tôi là rất quan trọng và nó cần được quan tâm nhiều hơn.”

Votocracy dự định sẽ giúp mọi người kết nối với nhau bằng cách đưa ra những vấn đề thiết thực, và tìm ra những người giống nhau về quan điểm và niềm tin về chính trị. Nhưng trang web này cũng hứa hẹn 1 giấc mơ Mỹ: “Với Votocracy, những ai có đam mê tranh cử Tổng thống – bao gồm cả bạn – có thể tham gia, lắng nghe, thu hút những người ủng hộ từ tất cả những ai trên đất nước này mà không cần kinh nghiệm chính trị hay người tài trợ tài chính,” trang chủ Votocracy giới thiệu.

Người Mỹ đã dạy con mình từ bé rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành Tổng thống. Trong 1 thế giới mà tự nó có thể tạo ra 1 phương tiện thông tin, điều này có xảy ra không? Nếu có, chúng ta có nên lựa chọn ứng viên tổng thống theo cách chúng ta lựa chọn thần tượng âm nhạc của mình?

“Những chính khách được bầu chọn thường phản ánh những xu hướng đang xuất hiện trên các phương tiện thông tin”, Bryan Lee nói. “Franklin D. Roosevelt đã từng được gọi là “tổng thống radio”, và sau này chúng ta có Kennedy, Reagan và Clinton – những vị tổng thống truyền hình. Khi mạng xã hội trở thành phương tiện truyền thông chính, sẽ thật thú vị khi thấy 1 ứng viên Tổng thống Mỹ xuất hiện từ đó.”

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (0)