Biểu đồ tổng số điểm
AV-Test - một công ty của Đức chuyên đánh giá khả năng bảo vệ của các phần mềm bảo mật trước các mối đe dọa từ ứng dụng độc hại - vừa cho mắt bảng tổng kết so sánh hiệu năng của các đại gia trong làng bảo mật thế giới.

24 sản phẩm khác nhau tham gia trong đợt này bao gồm từ Symantec, Avast, AVG, BitDefender cho đến F-Secure, Kaspersky, McAfee, Microsoft ... đều đã phải trải qua hơn 1 triệu bài test trong hơn 6 tháng qua. Tất cả được thực hiện trên hệ điều hành Windows XP SP2. Các sản phẩm được kiểm tra dựa trên những tiêu chuẩn sau:

  • Phần trăm phát hiện các nguy cơ có sẵn trong cơ sở dữ liệu (on-demand scanning)
  • Số lượng trường hợp phát hiện nhầm (false positives)
  • Khả năng phát hiện nguy cơ mới không có trong cơ sở dữ liệu (proactive detection)
  • Thời gian cập nhật khi có phần mềm đọc hại mới được phát hiện
  • Khả năng phát hiện rootkit

Tóm tắt kết quả

Hơn một nửa số sản phẩm đạt trên 95% trong bài kiểm tra "on-demand" và 4 sản phẩm ghi tới 99%. Một vài sản phẩm tỏ ra khá yếu trong đó có ClamAV - là một phần mềm miễn phí khá phổ biến. Những thành viên khác ở dưới đáy bảng xếp hạng thuộc các nhà phát triển nhỏ hoặc không phổ biến.

Điều thật sự gây nhiều thất vọng nhất là trong bài kiểm "false positives", thực hiện quét hơn 65.000 tập tin tốt. Nhưng kết quả chỉ có 4 sản phẩm cho rằng các tập tin này trong sạch bao gồm : Symantec, McAfee, Microsoft và eTrust-VET.

Có lẽ hầu hết các sản phẩm bảo mật hiện này đều có chức năng phát hiện nguy cơ mới "proactive detection". 7 sản phẩm ghi được điểm số khá tốt cho thấy sự chú trọng của các hãng trong lĩnh vực này. Tuy vậy điều đáng để người dùng suy nghĩ là cả 4 sản phẩm được đánh giá cao trong thử nghiệm "false positives" lại không đạt điểm tuyệt đối với bài kiểm này. Liệu có sự tương quan nào giữa 2 khí cạnh này?

Thời gian đưa ra các bản cập nhật khi phát hiện nguy cơ mới đã được 5 sản phẩm thực hiện khá tốt, trong đó có hai anh chàng nổi tiếng ở khía cạnh này là Kaspersky và ClamAV. Một trong số các ứng cử viên tệ nhất là Microsoft.

Cuối cùng là khả năng phát hiện rootkit, những người làm tốt nhất đều thuộc các hãng danh tiếng như : F-Sewcure, Panda, Trend Micro và Symantec.

Bạn có thể nhấn vào đây để xem chi tiết bảng tổng kết.

Theo PCmag



Bình luận

  • TTCN (3)
cothan  163

Cho phep mình hỏi nhé, các phần mềm trên dc so sánh trên bản thuơng mại hay là bản miễn phí của các phần mềm đó.
mình đang dùng AVG, thấy AntiVir ngon quá tính chuyển sang nhưng không biêt bản AntiVir free có đầy đủ như cái mà người ta so sánh hay không?

Hải Nam  30903

Phiên bản free hay commercial đều có khả năng phát hiện virus như nhau thôi à. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ một cái có nhiều chức năng hơn mà thôi, ngoài ra còn có chức năng chặn script (web), firewall... nhưng mấy cái này không phải virus nên chắc họ không test.

Mai Trọng Nghĩa  94

Free version thường không có chức năng hỗ trợ kỹ thuật hoặc tự động cập nhật...cộng thêm một số tiện ích khác bị gỡ bỏ để dành cho commercial.