Đây là năm người ta nói nhiều về câu chuyện iPhone có màn hình lớn, dự án Android One. Ngoài những mảnh sáng đó, thì làng công nghệ chia tay gã khổng lồ Nokia, bên cạnh đó, chiến dịch “Ladies First” gây nên những chỉ trích đáng tiếc dành cho chiếc OnePlus One.

Dưới đây là một số điểm nhấn chính của thị trường di động theo đánh giá của CNET.

1. Cuộc cách mạng của camera

Smartphone đã làm được những điều không tưởng, chúng dần thay thế phần nào những chiếc máy ảnh. Camera trên điện thoại ngày càng được các nhà sản xuất hoàn thiện hơn, lần đầu tiên trong lịch sử những chiếc điện thoại có máy ảnh 5 megapixel phía trước.

Ảnh
Vui buồn trong làng di động năm 2014

Bên cạnh phần cứng máy ảnh, các nhà sản xuất cũng tập trung vào các bản cập nhật phần mềm tối ưu cho việc chụp ảnh. Một số điện thoại như: Lumia 830, Samsung Galaxy Note 4 và Galaxy Note Edge,… cung cấp hệ thống hướng dẫn để giúp chụp những bức ảnh có độ phân giải cao nhất từ camera chính. Ngoài ra, có một số máy còn hỗ trợ chụp chế độ panorama từ phía trước…

2. Hệ thống thanh toán trên di động vẫn còn bị bỏ ngỏ

Việc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ bằng một cú chạm vào màn hình điện thoại hay các thiết bị đeo được là điều người tiêu dùng luôn luôn chờ đợi. Ngay cả những nỗ lực của Google cũng không làm việc thanh toán trên di động nhanh gọn hơn.

Apple đã ra mắt Apple Pay – hoạt động với Apple Watch và cảm biến vân tay Touch ID. Với dịch vụ Apple Pay, nhiều người hi vọng rằng mua sắm trên thiết bị di động sẽ có những bước đột phá.

Ảnh
Apple Pay thúc đẩy dịch vụ thanh toán trên di động

Các giải pháp thanh toán trên di động vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chúng ta không thể mong đợi rằng ngay lập tức dịch vụ sẽ được đưa vào sử dụng. Có thể trong năm 2015, người dùng sẽ thấy được sự thay đổi trong phương thức thanh toán, khi các nhà sản xuất, bán lẻ, công ty thẻ tín dụng và các ngân hàng hợp tác với nhau làm cho việc thanh toán di động dễ dàng và thuận tiện hơn.

3. Apple “tham chiến” vào phân khúc phablet

Ảnh
iPhone 6 và 6 Plus gia nhập phân khúc phablet

Kể từ khi Samsung trình làng chiếc phablet đầu tiên – Galaxy Note vào năm 2011, điện thoại thông minh màn hình lớn có những bước đột phá. Trong năm 2014, các thiết bị di động có màn hình lớn trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Việc Apple cho ra mắt hai thiết bị với màn hình 4,7 inch và 5,5 inch vào năm nay dường như đã quá chậm trễ so với Android và Window Phone. Tuy nhiên doanh số bán ra lại rất ấn tượng, đặc biệt là với chiếc phablet 6 Plus. Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Comtech, thiết bị chiếm 41 % doanh số phablet bán ra tại Mỹ vào mùa thu.

4. Nokia bán lại bộ phận sản xuất thiết bị di động cho Microsoft

Ảnh
Microsoft Lumia 535, cột mốc của 1 đế chế mới

Câu chuyện mua bán và sát nhập xảy ra ở bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, nó thường gắn với những câu chuyện buồn. HP mua lại Palm sau đó sụp đổ, Motorola bán mình cho Google và giờ nhượng lại sang tay của Lenovo, BlackBerry thì đang loay hoay tồn tại với chủ bài BlackBerry Passport.

Câu chuyện Nokia bán lại bộ phận sản xuất thiết bị di động cho Microsoft báo hiệu sự kết thúc của một kỉ nguyên di động. Trong những năm 90 của thế kỉ trước, Nokia là vị vua không ngai ở địa phận feature phone và giờ trở thành một kẻ bại trận trên chiến trường smartphone.

Sự sụp đổ của một tượng đài đông nghĩa với việc Microsoft đang làm mọi cách để gây dựng tên tuổi của mình trong làng di động. Với Microsoft Lumia 535, chiếc điện thoại mà Microsoft muốn nhấn mạnh rằng, Nokia đã kết thúc.

Nhưng vẫn còn tia sáng le lói cuối đường hầm, khi Nokia vẫn còn con bài tẩy - chiếc máy tính bảng Android N1.

5. Công nghệ sạc pin nhanh

Ảnh
Công nghệ sạc pin mới - Quick Charge

Nỗi lo về pin luôn là nỗi lo thường trực của người sử dụng smartphone. Mới đây, Qualcomm cho ra mắt công nghệ Quick Charge 2.0 mang lại khả năng sạc smartphone, tablet nhanh hơn 75% so với những thiết bị không dùng Quick Charge.

Theo thử nghiệm của hãng, các máy tính bảng bình thường cần hơn 7 giờ để nạp đầy pin, trong khi những tablet có giải pháp Quick Charge 2.0 thì chỉ cần ít hơn 3 giờ. Quick Charge 2.0 sẽ có mặt dưới dạng một con IC riêng biệt hoặc tích hợp bên trong mạch quản lí năng lượng của vi xử lí Snapdragon 800, Charge 2.0.đã được sử dụng trên một số thiết bị tên tuổi lớn như Galaxy Note 4 và Note Edge; Xperia Z3 của Sony; và Motorola Moto X với Droid Turbo.

6. OnePlus với chiến dịch “Ladies First” và Apple tạo ra những chiếc iPhone “uốn cong”

OnePlus đã gặp khủng khoảng truyền thông với chiến dịch quảng bá chiếc OnePlus One. Truyền thông chỉ trích chiến dịch thể hiện sự phân biệt giới tính cũng như xúc phạm nữ giới khi đề nghị họ chụp ảnh "tự sướng" để có thể trúng 1 chiếc OnePlus One 64G.

Ảnh
OnePlus One với chiến dịch PR kì cục

Bên cạnh đó, Apple hứng chịu hàng loạt chỉ trích về những chiếc iPhone 6 bị bẻ cong, tuy nhiên họ đã phủ nhận trách nhiệm của mình và đổ lỗi cho người dùng giống với những gì đã xảy ra ở tình trạng mất sóng trên iPhone 4.

7. Những nỗ lực đưa smartphone đến những thị trường mới nổi

Ảnh
Google và dự án Android One

Trong năm 2013, điện thoại thông minh chỉ chiếm 55% trên tổng số điện thoại được bán ra trên toàn cầu, nhưng nó sẽ tăng lên 64% trong năm nay – theo dự đoán của công ty nghiên cứu . Mặc dù không có sức mạnh tương tự như Apple và Samsung, nhưng các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc như Oppo, ZTE, Lenovo và Xiaomi… hi vọng sẽ lấp đầy khoảng trống ở các thị trường như Ấn Độ và Nam Phi và Trung Đông. Đây là điểm đến với tiềm năng to lớn cho sự phát triển smartphone.

Theo Zing.




Bình luận

  • TTCN (0)