Vệ tinh nhân tạo Arirang-2 của Hàn Quốc

Thông tin từ cơ quan hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết "vệ tinh đa nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc đã kết thúc hành trình của nó sau khi bị mất tín hiệu liên lạc với trạm điều khiển vào cuối tháng 12 năm vừa qua".

Phát biểu với báo giới hôm thứ sáu 11/01/2008, viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn quốc cho hay chiếc vệ tinh này mang tên Ariang, được đưa lên vũ trụ năm 1999, có nhiệm vụ ban đầu là 3 năm nhằm thực hiện việc chụp, vẽ lại bề mặt trái đất. Sau 3 năm hoạt động, nó tiếp tục hoạt động thêm cho tới thời điểm mất tín hiệu vừa rồi, hôm 30/12.

Tên chính thức của chiếc vệ tinh này là KOMPSAT-1, tuy nhiên nó được đặt một cái tên gần gũi hơn là Arirang, tên một bài dân ca nổi tiếng của người Hàn Quốc. Trong thời gian hoạt động của mình, nó đã bay vòng quanh trái đất khoảng 43 000 lần và chụp về 470 000 bức ảnh.

Vệ tinh Arirang đã được lập trình trong để sử dụng nguồn năng lượng dự phòng khẩn cấp trong trường hợp nó bị mất liên lạc với trạm điều khiển. Tuy nhiên, lượng năng lượng dự phòng đó được dự đoán là sẽ cạn kiệt vào cuối tháng này (31/01). Sau khi ngưng hoạt động, vệ tinh này sẽ tiếp tục "lang thang" trên quỹ đạo của nó theo quán tính trong khoảng 46 năm nữa trước khi bị rơi vào trong không gian và bị hóa hơi bởi nhiệt độ sinh ra do ma sát với khí quyển.

Vào tháng 07/2006, Hàn Quốc đã tiếp tục phóng tiếp vệ tinh Arirang 2 lên quỹ đạo từ một địa điểm phóng tàu vũ trụ ở Nga (chiếc Arirang 1 được phóng từ một trạm không lực Hoa Kì tại California). Chiếc vệ tinh này có khả năng chụp được những bức ảnh màu có độ phân giải cao gấp 40 lần so với chiếc Arirang đầu tiên.

Trong tháng 11/2007, Hàn Quốc thông báo kế hoạch sẽ phóng tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng vào năm 2020 và sẽ đặt chân lên đó vào năm 2025 theo một dự án cho phép Hàn Quốc tự chế tạo các tàu phóng vũ trụ của riếng mình.

Cho đến nay, Hàn Quốc đã có 9 vệ tinh nhân tạo đang nằm trên quỹ đạo trong đó có 4 chiếc là của tư nhân. Tính tổng cộng trên thế giới thì đã có 6 500 vệ tinh đã được phóng lên và khoảng 3 300 trong số chúng đã bị phân hủy bởi tầng khí quyển.

Thành Việt (theo ReutersTheKoreaTimes)



Bình luận

  • TTCN (0)